Lịch sử hình thành, Di tích LS-VH Quốc gia Đền Cả

Thứ hai - 02/10/2023 04:17
* Tên thường gọi* Sự tích hình thành Đền Cả* Kiến trúc* Phong tục và Lễ hội hàng năm
Đền Cả min
Đền Cả min
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia Đền Cả
z4746174423059 59492db168f6e08ff47220e74adeb109
       * Tên thường gọi: Đền Cả còn gọi là Đền Lớn hay Tam Toà Đại Vương ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
          * Sự tích hình thành Đền Cả.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương, kết hợp với các tư liệu lịch sử và qua khảo sát tại di tích. Năm 1030 (năm Canh Ngọ) các hầu vương nhà lý là Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ), Lý Đại Thành và Lý Thái Giai (là 2 vương hầu của nhà Lý) tổ chức việc đưa dân vào khai thác vùng đất phía Nam Châu Hoan và đến năm 1036 việc chiêu dân lập ấp hoàn thành, nhân dân nhớ ơn và lập miếu thờ 3 ông, lấy nền đất mà 3 vị tướng đến đóng quân cùng nhân dân sinh cư lập nghiệp, mà nhân dân địa phương còn quen gọi là nền Đình hát, như vậy Đền Cả của ngày nay được xây dựng từ thời nhà Lý, bắt đầu bằng tên gọi là Miếu Thờ “ Tam tòa Đại vương” để tưởng nhớ tới những người có công trong việc khai khẩn vùng đất này.
Đến thời nhà Trần, các công thần là Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư lại tiếp tục di dân vào đây và nghỉ lại nền đất đó để chỉ đạo việc khai thác vùng dưới chân núi Hồng Lĩnh, nên nhân dân nhớ ơn công lao của 2 vị hàng năm thờ thêm “Lưỡng tòa thánh Vương”.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương thì cho rằng. Ngày xưa có một người con gái, vóc dáng đẹp như tiên sa xuống cùng hạ thế, xuống tắm sông Kênh Cạn, về nhà thấy trong người khác thường và sau đó thụ thai. Đến thời kỳ sinh nở, người con gái sinh ra 3 quả trứng, dân làng cho đó là trứng thần bèn đem bỏ vào chậu nước và đặt ở bờ sông và bổng trong chốc lát võ trứng toác vươn ra 3 con giống như chim vịt, mào đỏ, mỏ hồng, mình lông ngũ sắc như miếng gấm thiêu, cả 3 con chim vịt nở ra liền biết bơi, dân làng kinh sợ đem thả xuống sông. Về sau thường thấy hiền linh dân bàn lập miếu thờ…( Theo sự tích Đền Tam Lang, trong sách “ Địa dư tỉnh Hà Tĩnh” trang 25,26 kí hiệu HT-292, hiện đang lưu trữ tại thư viện Nghệ Tĩnh); (Củng có người kể lại 3 quả trứng nở thành 3 con rắn thần).
Dưới Triều vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức, đổi miếu thờ thành Điện Xuân Đài và phong là “Tam Lang Thần”. Còn theo “ Địa dư tỉnh Hà Tĩnh” cho rằng: Đến thời Nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đi đánh chiêm thành thuyền đi ngang qua sông Kênh Cạn bổng dưng dừng lại, không chèo lên được. Vua ban thân chinh ngự giá lên bờ và đến ngôi miếu cầu khẩn lúc đó thuyền mới đi được. Khi đánh giặc Chiêm Thành thắng trở về nhà Vua lệnh cho dân tổng Phù Lưu tu sữa miếu ấy thành miếu thờ, gọi là đền thờ “Thần Tam Lang” về sau các đời vua đều có sắc phong
z4746173257477 cd7f6075beea4a65aa8b6c2803fd0d55
 
        * Kiến trúc.
Tổng thể di tích Đền Cả gồm 3 tòa nhà chính, nhà Hạ điện, Trung điện và Thượng điện, được xây dựng có niên đại khác nhau
        => Nhà Thượng điện: Được xây dựng vào năm 1474 thuộc niên hiệu Hồng Đức, lấy tên là điện Xuân Đài. Do Nhị giáp Đệ Ngũ danh tiến sỹ xuất thân, Đông các Hiệu thư Trần Đức Mậu xây dựng làm từ Thăng Long Hà Nội đưa về bằng đường thủy.
        => Nhà Trung điện: Xây dựng năm Quý vị 1583 vua Lê Thế Tông niên hiệu Quang Hưng, lệnh cho Lại bộ Thượng thư, tước Quận công Nguyễn Văn Giai làm từ Thăng Long Hà Nội đưa về bằng đường thủy.
       => Nhà Hạ điện: Được xây dựng vào năm Đinh Sữu 1877 thuộc triều vua Nguyễn Đức Tông, niên hiệu Tư Đức, do nhân dân tổng Phù Lưu đứng ra tổ chức xây dựng
Đền Cả tọa lạc trên diện tích gần 3ha; theo hướng Nam phía sau và hai biên có các cây cổ thụ um tùm, xanh tốt, phía trước là hồ nước và ruộng lúa, có 01 cổng chính và 01 cổng phụ; có hệ thống tường bao xung quanh.
Kết cấu của Đền Cả gồm: Nhà Thượng điện, Nhà Cầu (nối Thượng điện và Trung điện); nhà Trung Điện; hành lang chia cắt giữa Trung điện và Hạ điện; Nhà Hạ điện; hai bên tả và hữu có nhà hóa vàng, nhà kho; bên trái về phía Đông có nhà Sắc làm bằng gỗ.
z4746218774997 bf85bee1e79a1844bb38321dd74d5558
        * Phong tục và Lễ hội hàng năm: Đền Cả hàng năm đều tổ chức các Lễ hội chính như: Lễ          Khai Hạ đầu Xuân 6/1 (AL); Giỗ bà Thánh Mẫu: 6/8 (AL); Lễ Thấp Ấn 27/12 (AL); Lễ đón Giao thừa (tết cổ truyền); ngoài ra còn có Lễ Hạ điền mỗi năm tổ chức 2 lần trước lúc nhân dân tổ chức xuống cấy.
        Ngày xưa hàng năm địa phương thường tổ chức các trò chơi như: Đua thuyền; đi cầu kiều; đánh cờ người; hát hội, hát phường…
        Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, thời tiết thiên tai khắc nhiệt, mưa nắng, lụt bão, chiến tranh nhưng Đền Cả vẫn giữ nguyên được giá trị điêu khắc nghệ thuật của một công trình kiến trúc nghệ thuật, của một ngôi đền cổ kính. Đến năm 2018, được sự nhất trí của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch; bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp và với sự đóng góp ủng hộ của nhân dân xã nhà, các doanh nghiệp các nhà hảo tâm, con em đồng hương xa quê. Đền Cả đã được trùng tru, tôn tạo với tổng kinh phí gần 27 tỷ đồng.
Yêu thương nhau như con một nhà
Gắn bó mãi như keo sơn chặt chẻ
Giữ vững muôn đời tam tòa Đại vương
Nối truyền thống muôn đời không phai nhạt./.

Hoàng Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây