ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
(DỰ THẢO) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
ĐỀ ÁN
SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 CỦA TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Văn bản số: /UBND-NC2 ngày …/8/2024
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây viết tắt là Kết luận số 48-KL/TW); Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15); Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 117/NQ-CP); Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 25/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Kết luận số 105-KL/TU, ngày 18/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; Kết luận số 111-KL/TU ngày 19/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; ý kiến của Bộ Nội vụ tại các Văn bản: số 7609/BNV-CQĐP ngày 25/12/2023 về việc góp ý Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh, số 2594/BNV-CQĐP ngày 13/5/2024 về một số lưu ý khi xây dựng và trình Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;
Trên cơ sở Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã trình Bộ Nội vụ; UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 như sau:
Phần I
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ
1. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã.
3. Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14).
5. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).
7. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15).
8. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
9. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
10. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
11. Văn bản số 2111/BCĐ ngày 16/4/2024 của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
12. Văn bản số 7609/BNV-CQĐP ngày 25/12/2023 của Bộ Nội vụ về ý kiến đối với Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh và ý kiến của các Bộ, Ban, ngành Trung ương.
13. Văn bản số 2594/BNV-CQĐP ngày 13/5/2024 của Bộ Nội vụ về một số lưu ý khi xây dựng và trình Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
14. Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 25/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
15. Kết luận số 105-KL/TU, ngày 18/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
16. Kết luận số 111-KL/TU, ngày 19/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
17. Kết luận số 128-KL/TU, ngày 28/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tại Hội nghị ngày 23/02/2024;
18. Phương án số 470/PA-UBND ngày 26/10/2023 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
19. Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
20. Các văn bản khác có liên quan.
II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH HÀ TĨNH
Tỉnh Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 5.994,45 km2; dân số 1.602.031 người; địa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ (biển Đông) với đường bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp tỉnh Bô Ly Khăm Xây và tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 164 km. Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 13 ĐVHC cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 10 huyện) và 216 ĐVHC cấp xã (182 xã, 21 phường và 13 thị trấn).
Số liệu thống kê từ sau năm 1945 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh trải qua nhiều lần chia, tách, giải thể, thành lập, điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp huyện, cấp xã và đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở được đầu tư, năng lực quản lý của bộ máy nhà nước ngày càng gần, sát với dân hơn, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân được bảo đảm. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do yêu cầu quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn, đã thành lập mới các ĐVHC đô thị nhằm xây dựng mô hình tổ chức chính quyền phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng tỷ lệ đô thị hóa của cả tỉnh. Tuy nhiên, quá trình chia tách các ĐVHC cấp xã thời gian qua dẫn đến một số bất cập và hạn chế như: việc tăng số lượng ĐVHC các cấp dẫn đến bộ máy các cơ quan nhà nước ngày càng cồng kềnh; tăng biên chế cán bộ, công chức, viên chức, tăng chi thường xuyên, tăng biên chế quỹ tiền lương; gây nhiều khó khăn trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô, làm cho không gian phát triển bị chia cắt, manh mún, phân tán nguồn lực, tiềm năng của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương... Do vậy, yêu cầu sắp xếp lại, sáp nhập thu gọn hợp lý các ĐVHC chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực địa phương như tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đối mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” là hoàn toàn đúng đắn và thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Hà Tĩnh đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngàỵ 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị; thể hiện tinh thần nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp, nhận được sự đồng thuận của Nhân dân; tổ chức thực hiện Đề án sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã để thành lập mới 34 đơn vị; giảm được 46 ĐVHC cấp xã từ 262 xuống còn 216 đơn vị.
Tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương của Trung ương về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Nghị quyết số 117/NQ-CP. Từ kết quả đạt được ở giai đoạn 2019-2021 và trên cơ sở thực trạng quy mô ĐVHC, điều kiện thực tiễn của địa phương thì việc xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025 là hết sức cần thiết.
Phần II
HIỆN TRẠNG CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
CỦA TỈNH HÀ TĨNH
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CÁC CẤP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh
1.1. Từ năm 1945 đến năm 1975:
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, tỉnh Hà Tĩnh có một số thay đổi như sau: năm 1947 sáp nhập hai xã Đại Hoà và Kiến An (huyện Thạch Hà) vào huyện Can Lộc; năm 1950 thành lập xã Bình Mỹ (huyện Hương Sơn); năm 1954 huyện Kỳ Anh chia tách 15 xã để thành lập mới 25 xã đều có tên gọi với tiền tố Kỳ phía trước; năm 1957 thành lập thị xã Hà Tĩnh gồm 02 phường: Bắc Hà và Nam Hà; năm 1961 thành lập xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh).
Đến cuối năm 1975, tỉnh Hà Tĩnh có 09 ĐVHC cấp huyện (01 thị xã, 08 huyện); 255 ĐVHC cấp xã (02 phường, 01 thị trấn, 252 xã). Tăng 09 ĐVHC cấp xã (02 phường, 01 thị trấn và 06 xã) so với thời điểm năm 1945.
1.2. Từ năm 1975 đến năm 1986:
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, sau khi hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh (ngày 27/12/1975), tỉnh Hà Tĩnh có một số thay đổi như sau: năm 1977 thành lập một xã ở vùng khai hoang Xuân Lĩnh lấy tên là xã Xuân Lĩnh (huyện Nghi Xuân); sáp nhập xã Kỳ Sơn và xã Kỳ Lâm (huyện Kỳ Anh) thành xã Vọng Sơn, chia tách xã Kỳ Hải thành 02 xã Kỳ Hà và xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh); sáp nhập xã Đức Tân và xã Đức Trường (huyện Đức Thọ) thành xã Trường Sơn; năm 1977 thành lập thị trấn Nông trường 20/4 (huyện Hương Khê).
Đến cuối năm 1986, tỉnh Hà Tĩnh có 09 ĐVHC cấp huyện (01 thị xã, 08 huyện); 249 ĐVHC cấp xã (02 phường, 06 thị trấn, 241 xã). Số lượng ĐVHC cấp huyện giữ nguyên; số lượng ĐVHC cấp xã giảm 06 đơn vị (tăng 05 thị trấn, giảm 11 xã) so với thời điểm năm 1975.
1.3. Từ năm 1986 đến năm 2013:
Từ năm 1986 đến năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh có một số thay đổi như sau: năm 1986 thành lập thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên); năm 1986 thành lập các xã thuộc huyện Kỳ Anh; năm 1988 thành lập thị trấn Nghi Xuân (huyện Nghi Xuân); năm 1989 thành lập thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn); năm 1992 thành lập thị xã Hồng Lĩnh; năm 2000 thành lập huyện Vũ Quang; năm 2007 thành lập thành phố Hà Tĩnh và thành lập huyện Lộc Hà.
Đến cuối năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh có 12 ĐVHC cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện); 262 ĐVHC cấp xã (15 phường, 12 thị trấn và 235 xã). Số lượng ĐVHC cấp huyện tăng 03 đơn vị, số lượng ĐVHC cấp xã tăng 13 đơn vị (tăng 13 phường, 06 thị trấn; giảm 06 xã) so với thời điểm năm 1986.
1.4. Từ năm 2013 đến năm 2018:
Từ năm 2013 đến năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh có một số thay đổi như sau: năm 2015 thành lập thị xã Kỳ Anh và 06 phường thuộc thị xã Kỳ Anh; năm 2018 thành lập thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc).
Đến cuối năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh có 13 ĐVHC cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 10 huyện); 262 ĐVHC cấp xã (21 phường, 12 thị trấn, 229 xã). Số lượng ĐVHC cấp huyện tăng 01 đơn vị; số lượng ĐVHC cấp xã giữ nguyên.
1.5. Từ năm 2018 đến nay:
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh có một số thay đổi như sau: thực hiện sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã, thành lập mới 34 đơn vị, giảm 46 đơn vị (Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 tỉnh Hà Tĩnh) và ổn định từ thời điểm cho đến hiện nay.
2. Số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm lập Đề án:
2.1. Cấp huyện có 13 đơn vị, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 10 huyện.
2.2. Cấp xã có 216 đơn vị, gồm 21 phường, 13 thị trấn và 182 xã.
II. ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH HÀ TĨNH
1. Tỉnh Hà Tĩnh:
1.1. Diện tích tự nhiên: 5.994,45 km2.
1.2. Quy mô dân số: 1.602.031 người.
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Hà Tĩnh năm 2022:
Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX và kế hoạch 5 năm 2021-2025; là năm tập trung triển khai các Nghị quyết, chính sách giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, xung đột Nga - Ukraine làm giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá nguyên liệu, hàng hóa cơ bản tăng; trong nước, dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế đang phục hồi nhưng chịu áp lực lạm phát, tỷ giá lãi suất tăng cao; trong tỉnh, sụt giảm về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ lực, diễn biến thất thường của thời tiết, khó khăn vướng mắc trong thực hiện một số dự án đầu tư... đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội năm 2022 nhìn chung giữ xu hướng phục hồi và phát triển, một số kết quả cụ thể:
1.3.1. Về các chỉ số phát triển kinh - xã hội: Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,08 triệu đồng/năm (KH >39 triệu đồng/năm); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 96 triệu đồng/ha (KH>96 triệu đồng/ha); tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 16.900 tỷ đồng (KH 16.300 tỷ đồng), trong đó: thu nội địa 8.100 tỷ đồng (KH 7.800 tỷ đồng), thu xuất nhập khẩu 8.800 tỷ đồng (KH 8.500 tỷ đồng); thành lập mới trên 1.300 doanh nghiệp (KH >1.000 doanh nghiệp); có thêm 06 xã đạt chuẩn (KH 03 xã), 15 xã đạt chuẩn mới nâng cao (KH 15 xã), 05 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (KH 03 xã), huyện Hương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (KH 01 huyện); tỷ lệ đô thị hóa đạt 30,45% (KH 30,45%); tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 21,5% (KH 21%), tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92% (KH 92%); có 11,2 bác sĩ/1 vạn dân (KH 11,2 bác sĩ/1 vạn dân); có 29,8 giường bệnh/1 vạn dân (KH 27 giường bệnh/1 vạn dân); tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 0,89% (KH >1-1,5% theo chuẩn cũ, KH điều chỉnh 0,6-1% theo chuẩn mới); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74% (KH 74%); giải quyết việc làm mới 23.000 người (KH trên 22.500 người); tốc độ đổi mới công nghệ đạt 23% (KH 23%); 93,8% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa (KH 92,2%); 98% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa (KH 95,5%); 65% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (KH 65%); 59,8% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (KH 59,8%); tỷ lệ che phủ rừng trên 52% (KH >52%); tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (KH 100%), trong đó nước đạt tiêu chuẩn đạt 60,7% (KH 60%).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 3,98% (KH 8,5-9%); GRDP bình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/người (KH 71 triệu đồng/người)[2]; tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 40.124 tỷ đồng (KH 43.000 tỷ đồng); kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD (KH 2 tỷ USD); tỷ lệ chất thải rắn được phân loại, thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đạt 87% (KH 88%); 83,8% dân số đô thị sử dụng nước sạch (KH 89,5%).
1.3.2. Về quốc phòng an ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới, vùng biển, an ninh dân tộc, tôn giáo được giữ vững, ổn định. Đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả các loại tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá đạt hơn 94%. Ban hành 03 đề án triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về bảo đảm an ninh nông thôn, đô thị; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy và đảm bảo cơ sở vật chất cho công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026. Thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đảm bảo tiến độ đề ra; trên 90% xã, phường, thị trấn đạt cơ sở vững mạnh toàn diện.
(Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội tính đến thời điểm ngày 31/12/2022).
2. Số lượng ĐVHC cấp huyện:
2.1. Số lượng ĐVHC cấp huyện: 13 đơn vị, gồm 01 thành phố (thành phố Hà Tĩnh), 02 thị xã (Kỳ Anh và Hồng Lĩnh) và 10 huyện (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê).
2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp: 01 đơn vị, thị xã Hồng Lĩnh.
2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên chưa thực hiện sắp xếp: 01 đơn vị, thị xã Hồng Lĩnh.
2.4. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp/hoặc liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 04 đơn vị, gồm: thành phố Hà Tĩnh, huyện Lộc Hà, huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên.
3. Số lượng ĐVHC cấp xã:
3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã: 216 đơn vị, gồm 21 phường, 13 thị trấn và 182 xã.
3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: 53 đơn vị, gồm 04 phường, 01 thị trấn và 48 xã.
3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên chưa thực hiện sắp xếp: 42 đơn vị, gồm: 02 phường, 01 thị trấn và 39 xã.
3.4. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp/liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 13 đơn vị, gồm: 02 phường, 02 thị trấn và 09 xã.
III. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng chưa thực hiện sắp xếp: 01 đơn vị.
Thị xã Hồng Lĩnh:
1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.2. Diện tích tự nhiên: 58,97 km2.
1.3. Quy mô dân số: 47.203 người.
1.4. Số ĐVHC trực thuộc: 06 đơn vị, gồm 05 phường và 01 xã.
1.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Đông và phía Nam giáp huyện Can Lộc, phía Tây giáp huyện Đức Thọ.
2. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp/hoặc cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 04 đơn vị.
2.1. Thành phố Hà Tĩnh:
2.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.1.2. Diện tích tự nhiên: 56,55 km2.
2.1.3. Quy mô dân số: 123.121 người.
2.1.4. Số ĐVHC trực thuộc: 15 đơn vị.
2.1.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, phía Đông và phía Tây giáp huyện Thạch Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên.
2.2. Huyện Lộc Hà:
2.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.2.2. Diện tích tự nhiên: 116,97 km2.
2.2.3. Quy mô dân số: 105.094 người.
2.2.4. Số ĐVHC trực thuộc: 12 đơn vị.
2.2.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Can Lộc.
2.3. Huyện Thạch Hà:
2.3.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.3.2. Diện tích tự nhiên: 353,57 km2.
2.3.3. Quy mô dân số: 172.071 người.
2.3.4. Số ĐVHC trực thuộc: 22 đơn vị.
2.3.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía Đông giáp thành phố Hà Tĩnh (phần phía Tây của huyện), phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Tây giáp huyện Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh (phần phía Đông của huyện).
2.4. Huyện Cẩm Xuyên:
2.4.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.4.2. Diện tích tự nhiên: 637,04 km2.
2.4.3. Quy mô dân số: 188.675 người.
2.4.4. Số ĐVHC trực thuộc: 23 đơn vị.
2.4.5. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp huyện Kỳ Anh, phía Tây giáp huyện Hương Khê và tỉnh Quảng Bình.
IV. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp
1.1. Phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh:
1.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.1.2. Diện tích tự nhiên: 0,9 km2.
1.1.3. Quy mô dân số: 12.958 người.
1.1.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Tân Giang, phía Nam giáp phường Nam Hà, phía Tây giáp phường Trần Phú, phía Bắc giáp phường Nguyễn Du.
1.2. Phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh:
1.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.2.2. Diện tích tự nhiên: 1,09 km2.
1.2.3. Quy mô dân số: 8.655 người.
1.2.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Văn Yên, phía Nam giáp phường Đại Nài, phía Tây giáp phường Hà Huy Tập, phía Bắc giáp phường Bắc Hà và phường Tân Giang.
1.3. Phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh:
1.3.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.3.2. Diện tích tự nhiên: 0,97 km2.
1.3.3. Quy mô dân số: 7.850 người.
1.3.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Thạch Quý, phía Nam giáp phường Nam Hà và phường Văn Yên, phía Tây giáp phường Bắc Hà, phía Bắc giáp phường Thạch Quý.
1.4. Phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh:
1.4.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.4.2. Diện tích tự nhiên: 1,06 km2.
1.2.3. Quy mô dân số: 8.665 người.
1.4.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Bắc Hà, phía Nam giáp phường Hà Huy Tập, phía Tây giáp phường Thạch Linh, phía Bắc giáp phường Thạch Linh, phường Nguyễn Du.
1.5. Xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh:
1.5.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.5.2. Diện tích tự nhiên: 3,87 km2.
1.5.3. Quy mô dân số: 3.405 người.
1.5.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Thắng (huyện Thạch Hà) và xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên), phía Nam giáp xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên), phía Tây và phía Bắc giáp phường Đại Nài.
1.6. Xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh:
1.6.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.6.2. Diện tích tự nhiên: 4,67 km2.
1.6.3. Quy mô dân số: 5.016 người.
1.6.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà), phía Nam giáp xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà), phía Tây giáp phường Thạch Quý, phía Bắc giáp xã Đồng Môn.
1.7. Xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh:
1.7.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.7.2. Diện tích tự nhiên: 7,42 km2.
1.7.3. Quy mô dân số: 4.883 người.
1.7.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Đậu Liêu, phía Nam giáp xã Kim Song Trường và xã Thanh Lộc (huyện Can Lộc), phía Tây giáp xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ), phía Bắc giáp phường Đức Thuận, phường Bắc Hồng.
1.8. Xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh:
1.8.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ĐVHC nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.8.2. Diện tích tự nhiên: 17,92 km2.
1.8.3. Quy mô dân số: 2.885 người.
1.8.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Bắc giáp phường Kỳ Phương, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Bình.
1.9. Xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh:
1.9.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.9.2. Diện tích tự nhiên: 1,98 km2.
1.9.3. Quy mô dân số: 4.212 người.
1.9.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông và phía Nam giáp phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh), phía Tây giáp xã Kỳ Tân, phía Bắc giáp xã Kỳ Thư và xã Kỳ Hải.
1.10. Xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh:
1.10.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.10.2. Diện tích tự nhiên: 7,53 km2.
1.10.3. Quy mô dân số: 4.526 người.
1.10.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh), phía Nam giáp phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh), phía Tây giáp xã Kỳ Thư, phía Bắc giáp xã Kỳ Thọ và xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh).
1.11. Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh:
1.11.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.11.2. Diện tích tự nhiên: 17,22 km2.
1.11.3. Quy mô dân số: 4.077 người.
1.11.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh); phía Nam giáp xã Kỳ Văn, xã Kỳ Thư và xã Kỳ Hải; phía Tây giáp xã Kỳ Trung; phía Bắc giáp xã Kỳ Khang.
1.12. Xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh:
1.12.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.12.2. Diện tích tự nhiên: 4,87 km2.
1.12.3. Quy mô dân số: 5.158 người.
1.12.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kỳ Hải, phía Nam giáp xã Kỳ Tân và xã Kỳ Hải, phía Tây giáp xã Kỳ Văn, phía Bắc giáp xã Kỳ Thọ.
1.13. Xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên:
1.13.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.13.2. Diện tích tự nhiên: 5,94 km2.
1.13.3. Quy mô dân số: 5.794 người.
1.13.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Cẩm Lĩnh và xã Cẩm Trung, phía Nam giáp xã Cẩm Lạc, phía Tây giáp xã Cẩm Hà và xã Cẩm Sơn, phía Bắc giáp thị trấn Thiên Cầm.
1.14. Xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên:
1.14.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.14.2. Diện tích tự nhiên: 3,01 km2.
1.14.3. Quy mô dân số: 11.809 người.
1.14.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Tây giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp thị trấn Thiên Cầm.
1.15. Xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên:
1.15.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
1.15.2. Diện tích tự nhiên: 7,42 km2.
1.15.3. Quy mô dân số: 5.444 người.
1.15.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Cẩm Bình, phía Nam giáp xã Cẩm Thành và xã Cẩm Thạch, phía Tây giáp xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà), phía Bắc giáp xã Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh).
1.16. Xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà:
1.16.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.16.2. Diện tích tự nhiên: 5,74 km2.
1.16.3. Quy mô dân số: 6.592 người.
1.16.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), phía Nam giáp xã Hộ Độ, phía Tây giáp xã Thạch Mỹ, phía Bắc giáp xã Thạch Châu.
1.17. Xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà:
1.17.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.17.2. Diện tích tự nhiên: 1,59 km2.
1.17.3. Quy mô dân số: 11.349 người.
1.15.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), phía Tây và phía Bắc giáp thị trấn Lộc Hà.
1.18. Xã Trung Lộc, huyện Can Lộc:
1.18.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.18.2. Diện tích tự nhiên: 5,92 km2.
1.18.3. Quy mô dân số: 5.418 người.
1.18.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Lộc, phía Nam giáp thị trấn Đồng Lộc, phía Tây giáp xã Thượng Lộc, phía Bắc giáp xã Khánh Vĩnh Yên.
1.19. Xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân:
1.19.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.19.2. Diện tích tự nhiên: 5,9 km2.
1.19.3. Quy mô dân số: 5.708 người.
1.19.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp thị trấn Tiên Điền và xã Xuân Yên, phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Xuân Phổ.
1.20. Xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân:
1.20.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.20.2. Diện tích tự nhiên: 12,81 km2.
1.20.3. Quy mô dân số: 2.878 người.
1.20.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Lĩnh, phía Nam giáp phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh), phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Xuân Hồng.
1.21. Xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân:
1.21.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.21.2. Diện tích tự nhiên: 15,74 km2.
1.21.3. Quy mô dân số: 3.794 người.
1.21.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Đông giáp xã Xuân Viên, phía Nam giáp phường Bắc Hồng và phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh), phía Tây giáp xã Xuân Lam và xã Xuân Hồng.
1.22. Xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân:
1.22.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.22.2. Diện tích tự nhiên: 11,51 km2.
1.22.3. Quy mô dân số: 4.913 người.
1.22.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Thành, phía Nam giáp xã Cổ Đạm, phía Tây giáp xã Xuân Viên, phía Bắc giáp thị trấn Tiên Điền, xã Xuân Yên và xã Xuân Giang.
1.23. Xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân:
1.23.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.23.2. Diện tích tự nhiên: 5,88 km2.
1.23.3. Quy mô dân số: 5.488 người.
1.23.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Xuân Hải, phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Đan Trường.
1.24. Xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân:
1.24.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.24.2. Diện tích tự nhiên: 20,69 km2.
1.24.3. Quy mô dân số: 5.276 người.
1.24.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Mỹ và xã Cổ Đạm, phía Nam giáp phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh), phía Tây giáp xã Xuân Lĩnh, phía Bắc giáp thị trấn Xuân An và xã Xuân Giang.
1.25. Xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân:
1.25.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.25.2. Diện tích tự nhiên: 5,84 km2.
1.25.3. Quy mô dân số: 6.423 người.
1.25.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Xuân Thành, phía Tây giáp thị trấn Tiên Điền, phía Bắc giáp xã Xuân Hải.
1.26. Xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ:
1.26.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.26.2. Diện tích tự nhiên: 15,92 km2.
1.26.3. Quy mô dân số: 3.516 người.
1.26.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Tân Hương, phía Nam giáp xã Đức Liên và xã Đức Hương (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Đức Lĩnh và xã Đức Giang (huyện Vũ Quang), phía Bắc giáp xã Đức Đồng.
1.27. Xã Liên Minh, huyện Đức Thọ:
1.27.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.27.2. Diện tích tự nhiên: 5,73 km2.
1.27.3. Quy mô dân số: 5.544 người.
1.27.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Bùi La Nhân, phía Nam giáp thị trấn Đức Thọ, phía Tây giáp xã Trường Sơn, phía Bắc giáp xã Tùng Châu.
1.28. Xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ:
1.28.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
1.28.2. Diện tích tự nhiên: 9,27 km2.
1.28.3. Quy mô dân số: 3.708 người.
1.28.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh), phía Nam giáp xã Yên Hồ, phía Tây giáp xã Bùi La Nhân và xã Tùng Châu, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An.
1.29. Xã Tân Hương, huyện Đức Thọ:
1.29.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.29.2. Diện tích tự nhiên: 15,52 km2.
1.29.3. Quy mô dân số: 1.552 người.
1.29.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Phú Lộc (huyện Can Lộc), phía Nam giáp xã Đức Liên (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Đức Lạng, phía Bắc giáp xã Đức Đồng và xã An Dũng.
1.30. Xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ:
1.30.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
1.30.2. Diện tích tự nhiên: 9,61 km2.
1.30.3. Quy mô dân số: 4.450 người.
1.30.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Quang Vĩnh và xã Bùi La Nhân, phía Nam giáp xã Liên Minh, phía Tây giáp xã Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An.
1.31. Xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ:
1.31.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.31.2. Diện tích tự nhiên: 7,44 km2.
1.31.3. Quy mô dân số: 5.150 người.
1.31.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Trung Lương và phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh), phía Nam giáp xã Thanh Bình Thịnh, phía Tây giáp xã Bùi La Nhân, phía Bắc giáp xã Quang Vĩnh.
1.32. Thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn:
1.32.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.32.2. Diện tích tự nhiên: 4,16 km2.
1.32.3. Quy mô dân số: 4.794 người.
1.32.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Đông giáp xã Sơn Tây, phía Nam giáp xã Sơn Kim 2, phía Tây giáp xã Sơn Kim 1.
1.33. Xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn:
1.33.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
1.33.2. Diện tích tự nhiên: 5,85 km2.
1.33.3. Quy mô dân số: 3.741 người.
1.33.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông và phía Nam giáp xã Kim Hoa, phía Tây giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Phú, phía Bắc giáp xã Sơn Ninh.
1.34. Xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn:
1.34.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.34.2. Diện tích tự nhiên: 6,88 km2.
1.34.3. Quy mô dân số: 3.194 người.
1.34.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Trà, phía Nam giáp xã Kim Hoa và xã Ân Phú (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Sơn Châu, phía Bắc giáp xã Sơn Hà.
1.35. Xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn:
1.35.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.35.2. Diện tích tự nhiên: 4,83 km2.
1.35.3. Quy mô dân số: 4.211 người.
1.35.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Bình, phía Nam giáp xã Kim Hoa, phía Tây giáp xã Sơn Ninh, phía Bắc giáp xã Sơn Hà.
1.36. Xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn:
1.36.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.36.2. Diện tích tự nhiên: 18,80 km2.
1.36.3. Quy mô dân số: 3.787 người.
1.36.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Quang, phía Nam giáp xã Sơn Tây, phía Tây giáp xã Sơn Hồng, phía Bắc giáp xã Sơn Lâm.
1.37. Xã Sơn Long, huyện Hương Sơn:
1.37.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.37.2. Diện tích tự nhiên: 5,79 km2.
1.37.3. Quy mô dân số: 2.897 người.
1.37.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Tùng Ảnh, xã Hòa Lạc (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Ân Phú (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Sơn Hà, phía Bắc giáp xã Tân Mỹ Hà.
1.38. Xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn:
1.38.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
1.38.2. Diện tích tự nhiên: 7,04 km2.
1.38.3. Quy mô dân số: 4.287 người.
1.38.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Châu, phía Nam giáp xã Kim Hoa và xã Sơn Bằng, phía Tây giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Lễ, phía Bắc giáp xã An Hòa Thịnh.
1.39. Xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn:
1.39.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.39.2. Diện tích tự nhiên: 5,74 km2.
1.39.3. Quy mô dân số: 4.293 người.
1.39.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kim Hoa, phía Nam giáp xã Sơn Trường, phía Tây giáp xã Sơn Hàm và thị trấn Phố Châu, phía Bắc giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Bằng.
1.40. Xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn:
1.40.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.40.2. Diện tích tự nhiên: 7,21 km2.
1.40.3. Quy mô dân số: 2.967 người.
1.40.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kim Hoa, phía Nam giáp xã Sơn Trường, phía Tây giáp xã Sơn Hàm và thị trấn Phố Châu, phía Bắc giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Bằng.
1.41. Xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn:
1.41.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.41.2. Diện tích tự nhiên: 19,42 km2.
1.41.3. Quy mô dân số: 4.707 người.
1.41.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kim Hoa, phía Nam giáp xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Sơn Hàm, phía Bắc giáp xã Sơn Phú.
1.42. Xã Ân Phú, huyện Vũ Quang:
1.42.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.42.2. Diện tích tự nhiên: 10,36 km2.
1.42.3. Quy mô dân số: 2.104 người.
1.42.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Hòa Lạc và xã Đức Đồng (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Đức Giang, phía Tây giáp xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn), phía Bắc giáp xã Sơn Bình, xã Sơn Trà và xã Sơn Long (huyện Hương Sơn).
1.43. Xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang:
1.43.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.43.2. Diện tích tự nhiên: 14,74 km2.
1.43.3. Quy mô dân số: 3.526 người.
1.43.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Đức Hương (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Hương Minh, phía Tây giáp thị trấn Vũ Quang và xã Đức Lĩnh, phía Bắc giáp xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ).
1.44. Xã Đức Giang, huyện Vũ Quang:
1.44.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.44.2. Diện tích tự nhiên: 11,39 km2.
1.44.3. Quy mô dân số: 3.095 người.
1.44.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Tây giáp xã Đức Đồng và xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Đức Lĩnh, phía Tây giáp xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn), phía Bắc giáp xã Ân Phú.
1.45. Xã Đức Hương, huyện Vũ Quang:
1.45.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.45.2. Diện tích tự nhiên: 17.60 km2.
1.45.3. Quy mô dân số: 3.985 người.
1.45.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Tây giáp xã Đức Liên, phía Nam giáp Hương Minh và xã Quang Thọ, phía Tây giáp xã Đức Bồng, phía Bắc giáp xã Đức Lạng.
1.46. Xã Hương Trà, huyện Hương Khê:
1.46.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.46.2. Diện tích tự nhiên: 15,03 km2.
1.46.3. Quy mô dân số: 3.139 người.
1.46.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Hương Đô, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp xã Hương Xuân, phía Bắc giáp xã Lộc Yên.
1.47. Xã Phú Phong, huyện Hương Khê:
1.47.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, sáp nhập vào ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
1.47.2. Diện tích tự nhiên: 3,89 km2.
1.47.3. Quy mô dân số: 4.333 người.
1.47.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Lộc Yên, phía Nam giáp xã Hương Xuân, phía Tây giáp xã Hương Vĩnh và xã Phú Gia, phía Bắc giáp xã Hương Long, xã Gia Phố và thị trấn Hương Khê.
1.48. Xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà:
1.48.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.48.2. Diện tích tự nhiên: 19,65 km2.
1.48.3. Quy mô dân số: 3.077 người.
1.48.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Ngọc, phía Nam giáp xã Lưu Vĩnh Sơn, phía Tây giáp xã Hương Thủy và xã Hà Linh (huyện Hương Khê), phía Bắc giáp xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc).
1.49. Xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà:
1.49.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.49.2. Diện tích tự nhiên: 13,97 km2.
1.49.3. Quy mô dân số: 4.144 người.
1.49.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Thạch Lạc, phía Tây giáp xã Thạch Khê, phía Bắc giáp xã Đỉnh Bàn.
1.50. Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà:
1.50.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.50.2. Diện tích tự nhiên: 10,46 km2.
1.50.3. Quy mô dân số: 4.596 người.
1.50.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Hải, phía Nam giáp xã Thạch Lạc, phía Tây giáp xã Đồng Môn và xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh), phía Bắc giáp xã Đỉnh Bàn.
1.51. Xã Thạch Long, huyện Thạch Hà:
1.51.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.51.2. Diện tích tự nhiên: 5,74 km2.
1.51.3. Quy mô dân số: 7.200 người.
1.51.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Đông giáp xã Thạch Sơn, phía Nam giáp thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Hạ (thành phố Hà Tĩnh), phía Tây giáp xã Việt Tiến.
1.52. Xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà:
1.52.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.52.2. Diện tích tự nhiên: 12,09 km2.
1.52.3. Quy mô dân số: 4.994 người.
1.52.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Việt Tiến, phía Nam giáp xã Lưu Vĩnh Sơn và xã Ngọc Sơn, phía Tây và phía Bắc giáp xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc).
1.53. Xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà:
1.53.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
1.53.2. Diện tích tự nhiên: 7,84 km2.
1.53.3. Quy mô dân số: 5.424 người.
1.53.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Thắng, phía Nam giáp xã Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh), phía Tây giáp phường Thạch Quý, phường Văn Yên và phường Đại Nài (thành phố Hà Tĩnh), phía Bắc giáp xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh).
2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên chưa thực hiện sắp xếp
2.1. Phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh:
2.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.1.2. Diện tích tự nhiên: 1,09 km2.
2.1.3. Quy mô dân số: 8.655 người.
2.1.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Văn Yên, phía Nam giáp phường Đại Nài, phía Tây giáp phường Hà Huy Tập, phía Bắc giáp phường Bắc Hà và phường Tân Giang.
2.2. Phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh:
2.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.2.2. Diện tích tự nhiên: 0,97 km2.
2.2.3. Quy mô dân số: 7.850 người.
2.2.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Thạch Quý, phía Nam giáp phường Nam Hà và phường Văn Yên, phía Tây giáp phường Bắc Hà, phía Bắc giáp phường Thạch Quý.
2.3. Xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh:
2.3.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
2.3.2. Diện tích tự nhiên: 3,87 km2.
2.3.3. Quy mô dân số: 3.405 người.
2.3.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Thắng (huyện Thạch Hà) và xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên), phía Nam giáp xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên), phía Tây và phía Bắc giáp phường Đại Nài.
2.4. Xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh:
2.4.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
2.4.2. Diện tích tự nhiên: 7,42 km2.
2.4.3. Quy mô dân số: 4.883 người.
2.4.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Đậu Liêu, phía Nam giáp xã Kim Song Trường và xã Thanh Lộc (huyện Can Lộc), phía Tây giáp xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ), phía Bắc giáp phường Đức Thuận, phường Bắc Hồng.
2.5. Xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh:
2.5.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.5.2. Diện tích tự nhiên: 1,98 km2.
2.5.3. Quy mô dân số: 4.212 người.
2.5.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông và phía Nam giáp phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh), phía Tây giáp xã Kỳ Tân, phía Bắc giáp xã Kỳ Thư và xã Kỳ Hải.
2.6. Xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh:
2.6.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.6.2. Diện tích tự nhiên: 7,53 km2.
2.6.3. Quy mô dân số: 4.526 người.
2.6.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh), phía Nam giáp phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh), phía Tây giáp xã Kỳ Thư, phía Bắc giáp xã Kỳ Thọ và xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh).
2.7. Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh:
2.7.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.7.2. Diện tích tự nhiên: 17,22 km2.
2.7.3. Quy mô dân số: 4.077 người.
2.7.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh), phía Nam giáp xã Kỳ Văn, xã Kỳ Thư và xã Kỳ Hải; phía Tây giáp xã Kỳ Trung, phía Bắc giáp xã Kỳ Khang.
2.8. Xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh:
2.8.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.8.2. Diện tích tự nhiên: 4,87 km2.
2.8.3. Quy mô dân số: 5.158 người.
2.8.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kỳ Hải, phía Nam giáp xã Kỳ Tân và xã Kỳ Hải, phía Tây giáp xã Kỳ Văn, phía Bắc giáp xã Kỳ Thọ.
2.9. Xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên:
2.9.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.9.2. Diện tích tự nhiên: 5,94 km2.
2.9.3. Quy mô dân số: 5.794 người.
2.9.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Cẩm Lĩnh và xã Cẩm Trung, phía Nam giáp xã Cẩm Lạc, phía Tây giáp xã Cẩm Hà và xã Cẩm Sơn, phía Bắc giáp thị trấn Thiên Cầm.
2.10. Xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên:
2.10.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.10.2. Diện tích tự nhiên: 3,01 km2.
2.10.3. Quy mô dân số: 11.809 người.
2.10.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Tây giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp thị trấn Thiên Cầm.
2.11. Xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên:
2.11.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
2.11.2. Diện tích tự nhiên: 7,42 km2.
2.11.3. Quy mô dân số: 5.444 người.
2.11.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Cẩm Bình, phía Nam giáp xã Cẩm Thành và xã Cẩm Thạch, phía Tây giáp xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà), phía Bắc giáp xã Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh).
2.12. Xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà:
2.12.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.12.2. Diện tích tự nhiên: 5,74 km2.
2.12.3. Quy mô dân số: 6.592 người.
2.12.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), phía Nam giáp xã Hộ Độ, phía Tây giáp xã Thạch Mỹ, phía Bắc giáp xã Thạch Châu.
2.13. Xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà:
2.13.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.13.2. Diện tích tự nhiên: 1,59 km2.
2.13.3. Quy mô dân số: 11.349 người.
2.13.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), phía Tây và phía Bắc giáp thị trấn Lộc Hà.
2.14. Xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân:
2.14.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.14.2. Diện tích tự nhiên: 5,9 km2.
1.14.3. Quy mô dân số: 5.708 người.
2.14.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp thị trấn Tiên Điền và xã Xuân Yên, phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Xuân Phổ.
2.15. Xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân:
2.15.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.15.2. Diện tích tự nhiên: 15,74 km2.
2.15.3. Quy mô dân số: 3.794 người.
2.15.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Lĩnh, phía Nam giáp phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh), phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Xuân Hồng.
2.16. Xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân:
2.16.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị được quy hoạch phát triển thành đô thị, trong chuỗi phát triển đô thị Nghi Xuân - Lộc Hà.
2.16.2. Diện tích tự nhiên: 11,51 km2.
2.16.3. Quy mô dân số: 4.913 người.
2.16.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Thành, phía Nam giáp xã Cổ Đạm, phía Tây giáp xã Xuân Viên, phía Bắc giáp thị trấn Tiên Điền, xã Xuân Yên và xã Xuân Giang.
2.17. Xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân:
2.17.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đơn vị được quy hoạch phát triển thành đô thị, trong chuỗi phát triển đô thị Nghi Xuân - Lộc Hà.
2.17.2. Diện tích tự nhiên: 5,88 km2.
2.17.3. Quy mô dân số: 5.488 người.
2.17.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Xuân Hải, phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Đan Trường.
2.18. Xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân:
2.18.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
2.18.2. Diện tích tự nhiên: 20,69 km2.
2.18.3. Quy mô dân số: 5.276 người.
2.18.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Mỹ và xã Cổ Đạm, phía Nam giáp phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh), phía Tây giáp xã Xuân Lĩnh, phía Bắc giáp thị trấn Xuân An và xã Xuân Giang.
2.19. Xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân:
2.19.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đơn vị được quy hoạch phát triển thành đô thị, trong chuỗi phát triển đô thị Nghi Xuân - Lộc Hà.
2.19.2. Diện tích tự nhiên: 5,84 km2.
2.19.3. Quy mô dân số: 6.423 người.
2.19.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Xuân Thành, phía Tây giáp thị trấn Tiên Điền, phía Bắc giáp xã Xuân Hải.
2.20. Xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân:
2.20.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.20.2. Diện tích tự nhiên: 12,81 km2.
2.20.3. Quy mô dân số: 2.878 người.
2.20.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Lĩnh, phía Nam giáp phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh), phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp xã Xuân Hồng.
2.21. Xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ:
2.21.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.21.2. Diện tích tự nhiên: 15,92 km2.
2.21.3. Quy mô dân số: 3.516 người.
2.21.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Tân Hương, phía Nam giáp xã Đức Liên và xã Đức Hương (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Đức Lĩnh và xã Đức Giang (huyện Vũ Quang), phía Bắc giáp xã Đức Đồng.
2.22. Xã Liên Minh, huyện Đức Thọ:
2.22.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.22.2. Diện tích tự nhiên: 5,73 km2.
2.22.3. Quy mô dân số: 5.544 người.
2.22.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Bùi La Nhân, phía Nam giáp thị trấn Đức Thọ, phía Tây giáp xã Trường Sơn, phía Bắc giáp xã Tùng Châu.
2.23. Xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ:
2.23.1 Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
2.23.2. Diện tích tự nhiên: 9,27 km2.
2.23.3. Quy mô dân số: 3.708 người.
2.23.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh), phía Nam giáp xã Yên Hồ, phía Tây giáp xã Bùi La Nhân và xã Tùng Châu, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An.
2.24. Xã Tân Hương, huyện Đức Thọ:
2.24.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.24.2. Diện tích tự nhiên: 15,52 km2.
2.24.3. Quy mô dân số: 1.552 người.
2.24.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Phú Lộc (huyện Can Lộc), phía Nam giáp xã Đức Liên (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Đức Lạng, phía Bắc giáp xã Đức Đồng và xã An Dũng.
2.25. Xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ:
2.25.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
2.25.2. Diện tích tự nhiên: 9,61 km2.
2.25.3. Quy mô dân số: 4.450 người.
2.25.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Quang Vĩnh và xã Bùi La Nhân, phía Nam giáp xã Liên Minh, phía Tây giáp xã Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An.
2.26. Xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ:
2.26.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.26.2. Diện tích tự nhiên: 7,44 km2.
2.26.3. Quy mô dân số: 5.150 người.
2.26.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Trung Lương và phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh), phía Nam giáp xã Thanh Bình Thịnh, phía Tây giáp xã Bùi La Nhân, phía Bắc giáp xã Quang Vĩnh.
2.27. Thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn:
2.27.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.27.2. Diện tích tự nhiên: 4,16 km2.
2.27.3. Quy mô dân số: 4.794 người.
2.27.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Đông giáp xã Sơn Tây, phía Nam giáp xã Sơn Kim 2, phía Tây giáp xã Sơn Kim 1.
2.28. Xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn:
2.28.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
2.28.2. Diện tích tự nhiên: 5,85 km2.
2.28.3. Quy mô dân số: 3.741 người.
2.28.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông và phía Nam giáp xã Kim Hoa, phía Tây giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Phú, phía Bắc giáp xã Sơn Ninh.
2.29. Xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn:
2.29.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.29.2. Diện tích tự nhiên: 18,80 km2.
2.29.3. Quy mô dân số: 3.787 người.
2.29.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Quang, phía Nam giáp xã Sơn Tây, phía Tây giáp xã Sơn Hồng, phía Bắc giáp xã Sơn Lâm.
2.30. Xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn:
2.30.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.
2.30.2. Diện tích tự nhiên: 7,04 km2.
2.30.3. Quy mô dân số: 4.287 người.
2.30.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Châu, phía Nam giáp xã Kim Hoa và xã Sơn Bằng, phía Tây giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Lễ, phía Bắc giáp xã An Hòa Thịnh.
2.31. Xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn:
2.31.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
2.31.2. Diện tích tự nhiên: 5,74 km2.
2.31.3. Quy mô dân số: 4.293 người.
2.31.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kim Hoa, phía Nam giáp xã Sơn Trường, phía Tây giáp xã Sơn Hàm và thị trấn Phố Châu, phía Bắc giáp xã Sơn Trung và xã Sơn Bằng.
2.32. Xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang:
2.32.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.32.2. Diện tích tự nhiên: 14,74 km2.
2.32.3. Quy mô dân số: 3.526 người.
2.32.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Đức Hương (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Hương Minh, phía Tây giáp thị trấn Vũ Quang và xã Đức Lĩnh, phía Bắc giáp xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ).
2.33. Xã Đức Giang, huyện Vũ Quang:
2.33.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.33.2. Diện tích tự nhiên: 11,39 km2.
2.33.3. Quy mô dân số: 3.095 người.
2.33.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Tây giáp xã Đức Đồng và xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Đức Lĩnh, phía Tây giáp xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn), phía Bắc giáp xã Ân Phú.
2.34. Xã Đức Hương, huyện Vũ Quang:
2.34.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.34.2. Diện tích tự nhiên: 17,60 km2.
2.34.3. Quy mô dân số: 3.985 người.
2.34.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Tây giáp xã Đức Liên, phía Nam giáp Hương Minh và xã Quang Thọ, phía Tây giáp xã Đức Bồng, phía Bắc giáp xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ).
2.35. Xã Ân Phú, huyện Vũ Quang:
2.35.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.35.2. Diện tích tự nhiên: 10,36 km2.
2.35.3. Quy mô dân số: 2.104 người.
2.35.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Hòa Lạc và xã Đức Đồng (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Đức Giang, phía Tây giáp xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn), phía Bắc giáp xã Sơn Bình, xã Sơn Trà và xã Sơn Long (huyện Hương Sơn).
2.36. Xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà:
2.36.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.36.2. Diện tích tự nhiên: 13,97 km2.
2.36.3. Quy mô dân số: 4.144 người.
2.36.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Thạch Lạc, phía Tây giáp xã Thạch Khê, phía Bắc giáp xã Đỉnh Bàn.
2.37. Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà:
2.37.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.37.2. Diện tích tự nhiên: 10,46 km2.
2.37.3. Quy mô dân số: 4.596 người.
2.37.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Hải, phía Nam giáp xã Thạch Lạc, phía Tây giáp xã Đồng Môn và xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh), phía Bắc giáp xã Đỉnh Bàn.
2.38. Xã Thạch Long, huyện Thạch Hà:
2.38.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.38.2. Diện tích tự nhiên: 5,74 km2.
2.38.3. Quy mô dân số: 7.200 người.
2.38.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Bắc và phía Đông giáp xã Thạch Sơn, phía Nam giáp thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Hạ (thành phố Hà Tĩnh), phía Tây giáp xã Việt Tiến.
2.39. Xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà:
2.39.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.39.2. Diện tích tự nhiên: 19,65 km2.
2.39.3. Quy mô dân số: 3.077 người.
2.39.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Ngọc, phía Nam giáp xã Lưu Vĩnh Sơn, phía Tây giáp xã Hương Thủy và xã Hà Linh (huyện Hương Khê), phía Bắc giáp xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc).
2.40. Xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà:
2.40.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.40.2. Diện tích tự nhiên: 12,09 km2.
2.40.3. Quy mô dân số: 4.994 người.
2.40.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Việt Tiến, phía Nam giáp xã Lưu Vĩnh Sơn và xã Ngọc Sơn, phía Tây và phía Bắc giáp xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc).
2.41. Xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà:
2.41.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
2.41.2. Diện tích tự nhiên: 7,84 km2.
2.41.3. Quy mô dân số: 5.424 người.
2.41.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Thắng, phía Nam giáp xã Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh), phía Tây giáp phường Thạch Quý, phường Văn Yên và phường Đại Nài (thành phố Hà Tĩnh), phía Bắc giáp xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh).
2.42. Xã Hương Trà, huyện Hương Khê:
2.42.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
2.42.2. Diện tích tự nhiên: 15,03 km2.
2.42.3. Quy mô dân số: 3.139 người.
2.42.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Hương Đô, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp xã Hương Xuân, phía Bắc giáp xã Lộc Yên.
3. Hiện trạng ĐVHC cấp xã (chia ra: xã, phường, thị trấn) thuộc diện khuyến khích sắp xếp/hoặc liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp
3.1. Xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh:
3.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
3.1.2. Diện tích tự nhiên: 7,97 km2.
3.1.3. Quy mô dân số: 8.561 người.
3.1.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Đồng Môn, phía Nam giáp phường Thạch Quý và phường Nguyễn Du; phía Tây giáp xã Thạch Trung, phía Bắc giáp xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà) và xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà).
3.2. Xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh:
3.2.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
3.2.2. Diện tích tự nhiên: 6,15 km2.
3.2.3. Quy mô dân số: 11.976 người.
3.2.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Thạch Quý, phía Nam giáp phường Nguyễn Du, phía Tây giáp phường Thạch Linh, phía Bắc giáp xã Thạch Hạ và thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà).
3.3. Xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh:
3.3.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021; được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
3.3.2. Diện tích tự nhiên: 8,93 km2.
3.3.3. Quy mô dân số: 8.287 người.
3.3.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Thạch Khê (huyện Thạch Hà, phía Nam giáp xã Thạch Hưng, phía Tây giáp phường Thạch Quý và xã Thạch Hạ, phía Bắc giáp xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà).
3.4. Phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh:
3.4.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.4.2. Diện tích tự nhiên: 6,26 km2.
3.4.3. Quy mô dân số: 10.946 người.
3.4.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Trần Phú, Nguyễn Du, phía Nam giáp xã Tân Lâm Hương và xã Thạch Đài (huyện Thạch Hà), phía Tây giáp xã Thạch Đài và thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà), phía Bắc giáp xã Thạch Trung.3.5. Phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh:
3.5.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.5.2. Diện tích tự nhiên: 2,35 km2.
3.5.3. Quy mô dân số: 8.720 người.
3.5.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp phường Thạch Quý, phía Nam giáp phường Bắc Hà, phía Tây giáp phường Trần Phú và phường Thạch Linh, phía Bắc giáp xã Thạch Trung.
3.6. Xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh:
3.6.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
3.6.2. Diện tích tự nhiên: 21,78 km2.
3.6.3. Quy mô dân số: 8.205 người.
3.6.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Kỳ Hà, phía Tây giáp xã Kỳ Thọ và xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh) và phía Bắc giáp xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh).
3.7. Xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh:
3.7.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: ĐVHC nông thôn được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030.
3.7.2. Diện tích tự nhiên: 13,94 km2.
3.7.3. Quy mô dân số: 6.761 người.
3.7.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông và phía Nam giáp xã Kỳ Khang, phía Tây giáp xã Kỳ Giang, phía Bắc giáp xã Kỳ Phú.
3.8. Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc:
3.8.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.8.2. Diện tích tự nhiên: 18,69 km2.
3.8.3. Quy mô dân số: 6.550 người.
3.8.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Lộc và xã Mỹ Lộc, phía Nam giáp xã Hà Linh (huyện Hương Khê), phía Tây giáp xã Thượng Lộc, phía Bắc giáp xã Trung Lộc.
3.9. Xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn:
3.9.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.9.2. Diện tích tự nhiên: 22,37 km2.
3.9.3. Quy mô dân số: 4.256 người.
3.9.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Trường, phía Nam giáp xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Sơn Trường, phía Bắc giáp thị trấn Phố Châu, xã Quang Diệm và xã Sơn Phú.
3.10. Thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê:
3.10.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.10.2. Diện tích tự nhiên: 5,34 km2.
3.10.3. Quy mô dân số: 13.900 người.
3.10.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Lộc Yên, phía Nam giáp xã Phú Phong, phía Tây giáp xã Phú Gia và xã Hương Long; phía Bắc giáp xã Gia Phố.
3.11. Xã Hương Xuân, huyện Hương Khê:
3.11.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.11.2. Diện tích tự nhiên: 28,31 km2.
3.11.3. Quy mô dân số: 4.982 người.
3.11.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Lộc Yên và xã Hương Trà, phía Nam giáp xã Hương Lâm, phía Tây giáp xã Hương Vĩnh và xã Phú Gia; phía Bắc giáp thị trấn Hương Khê.
3.12. Xã Phú Gia, huyện Hương Khê:
3.12.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù: không.
3.12.2. Diện tích tự nhiên: 140,14 km2.
3.12.3. Quy mô dân số: 5.687 người.
3.12.4. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp thị trấn Hương Khê và xã Phú Phong, phía Nam giáp xã Hương Vĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Hương Bình và xã Hòa Hải.
(Chi tiết nêu tại các Phụ lục 2-1A, 2-1B, 2-1C, 2-2A, 2-2B, 2-2C kèm theo)
Phần III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
CỦA TỈNH HÀ TĨNH
I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ TRỰC THUỘC
1. Điều chỉnh, mở rộng địa giới ĐVHC thành phố Hà Tĩnh và sắp xếp, thành lập mới các phường thuộc thành phố Hà Tĩnh
1.1. Điều chỉnh, mở rộng địa giới ĐVHC thành phố Hà Tĩnh:
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện: Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào thành phố Hà Tĩnh:
1.1.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã thuộc huyện Thạch Hà, gồm: xã Đỉnh Bàn, xã Thạch Hải, xã Thạch Hội, xã Thạch Khê, xã Thạch Lạc, xã Thạch Thắng, xã Thạch Trị, xã Thạch Văn, xã Tượng Sơn, xã Tân Lâm Hương và xã Thạch Đài vào thành phố Hà Tĩnh.
1.1.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, gồm: xã Cẩm Vịnh và xã Cẩm Bình vào thành phố Hà Tĩnh.
1.1.3. Nhập toàn bộ diện tích và quy mô dân số của xã Hộ Độ thuộc huyện Lộc Hà vào thành phố Hà Tĩnh.
1.2. Sắp xếp và thành lập mới các phường thuộc thành phố Hà Tĩnh:
1.2.1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp:
a) Thành lập phường Thạch Hưng trên cơ sở nguyên trạng của xã Thạch Hưng (có diện tích tự nhiên là 4,67 km2, đạt 15,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số đạt 5.016 người, đạt 62,70% so với tiêu chuẩn xã).
b) Thành lập phường Trần Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Thạch Linh (có diện tích tự nhiên là 6,26 km2, đạt 113,81% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 10.946 người, đạt 156,37% so với tiêu chuẩn) và phần lớn diện tích tự nhiên, dân số của phường Trần Phú (có diện tích tự nhiên là 1,06 km2, đạt 19,31% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.665 người, đạt 123,79% so với tiêu chuẩn) (trừ toàn bộ tổ dân phố 6 có diện tích tự nhiên 0,07 km2 và dân số 1.000 người).
c) Thành lập phường Bắc Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Bắc Hà (có diện tích tự nhiên là 0,9 km2, đạt 16,37% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 12.958 người, đạt 185,11% so với tiêu chuẩn); toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Nguyễn Du (có diện tích tự nhiên là 2,35 km2, đạt 42,78% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.720 người, đạt 124,57% so với tiêu chuẩn và toàn bộ tổ dân phố 6 của phường Trần Phú (diện tích tự nhiên 0,07 km2, dân số 1.000 người).
1.2.2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích:
a) Thành lập phường Thạch Trung trên cơ sở nguyên trạng của xã Thạch Trung (có diện tích tự nhiên là 6,15 km2, đạt 20,49% so với tiêu chuẩn và quy mô dân số đạt 11.976 người, đạt 149,7 % so với tiêu chuẩn).
b) Thành lập phường Thạch Hạ trên cơ sở nguyên trạng của xã Thạch Hạ (có diện tích tự nhiên là 7,97 km2, đạt 26,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số đạt 8.561 người, đạt 107,01% so với tiêu chuẩn).
c) Thành lập phường Đồng Môn trên cơ sở nguyên trạng của xã Đồng Môn (có diện tích tự nhiên là 8,93 km2, đạt 29,75% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số đạt 8.287 người, đạt 103,59 % so với tiêu chuẩn).
2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của huyện Lộc Hà, gồm: thị trấn Lộc Hà, xã Thịnh Lộc, xã Tân Lộc, xã Hồng Lộc, xã Ích Hậu, xã Phù Lưu, xã Thạch Mỹ, xã Mai Phụ, xã Bình An, xã Thạch Kim và xã Thạch Châu vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của huyện Thạch Hà.
II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp
1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp
1.1.1. Thành lập xã Hàm Trường, huyện Hương Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Hàm (có diện tích tự nhiên là 22,37 km2, đạt 74,58% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.265 người, đạt 53,20% so với tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Trường (có diện tích tự nhiên là 19,42 km2, đạt 64,73% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.707 người, đạt 58,84% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Hai xã Sơn Hàm và Sơn Trường có điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán; cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông… tương đồng, thuận lợi cho việc sắp xếp.
b) Kết quả sau sắp xếp thì xã Hàm Trường có:
- Diện tích tự nhiên 41,79 km2 (đạt 139,30% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 8.963 người (đạt 112,04% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Kim Hoa, phía Nam giáp xã Quang Thọ (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Sơn Tây, phía Bắc giáp thị trấn Phố Châu, xã Quang Diệm và xã Sơn Phú.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: dự kiến đặt tại trụ sở của xã Sơn Trường hiện tại.
1.1.2. Thành lập xã Long Trà, huyện Hương Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Long (có diện tích tự nhiên là 5,79 km2, đạt 19,30% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 2.897 người, đạt 36,21% so với tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Trà (có diện tích tự nhiên là 7,21 km2, đạt 24,03% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 2.967 người, đạt 37,09% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Hai xã Sơn Long và Sơn Trà có điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán; cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông… tương đồng, thuận lợi cho việc sắp xếp.
b) Kết quả sau sắp xếp thì xã Long Trà có:
- Diện tích tự nhiên 13,00 km2 (đạt 43,33% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 5.864 người (đạt 73,30% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Tùng Ảnh và xã Hòa Lạc (huyện Đức Thọ), phía Nam giáp xã Ân Phú (huyện Vũ Quang), phía Tây giáp xã Sơn Bình, phía Bắc giáp xã Tân Mỹ Hà.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: dự kiến tại trụ sở của UBND xã Sơn Trà hiện tại.
1.1.3. Thành lập xã Châu Bình, huyện Hương Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Châu (có diện tích tự nhiên là 4,83 km2, đạt 16,10% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.211 người, đạt 52,64% so với tiêu chuẩn); toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Bình (có diện tích tự nhiên là 6,88 km2, đạt 22,93% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.194 người, đạt 39,93 % so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Xã Sơn Châu và xã Sơn Bình có điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán tương đồng.
- Hai xã Sơn Châu và Sơn Bình nằm trong vùng quy hoạch đô thị Nầm (đô thị loại V giai đoạn 2023 - 2030 theo Quy hoạch chung của huyện Hương Sơn và đô thị loại IV theo Quy hoạch chung tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021).
b) Kết quả sau sắp xếp thì xã Châu Bình có:
- Diện tích tự nhiên 11,71 km2 (đạt 39,03% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 7.405 người (đạt 92,56% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Sơn Trà; phía Tây giáp xã Kim Hoa, xã Sơn Bằng và xã Sơn Ninh; phía Nam giáp xã An Hòa Thịnh; phía Bắc giáp xã Tân Mỹ Hà.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: tại trụ sở xã Sơn Châu hiện tại.
Phương án này có điều chỉnh so với Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh đã Bộ Nội vụ. Nội dung điều chỉnh: không lấy một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số xã Kim Hoa. Lý do:
(1) Xã Kim Hoa là đơn vị vừa mới thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021, quá trình triển khai xây dựng Đề án sắp xếp theo Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024, qua nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, đặc biệt là khu vực dự kiến sáp nhập vào xã mới Châu Bình chưa đồng thuận việc sáp nhập.
(2) Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Pháp luật Quốc hội tại Văn bản số 2335/UBPLQH15 ngày 20/11/2023 và của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7609/BNV-CQĐP ngày 25/12/2023 về góp ý Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh: “… ưu tiên thiết kế phương án nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 01 ĐVHC với một hoặc nhiều ĐVHC khác, hạn chế tối đa việc điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số, trừ trường hợp có một số vướng mắc về đường địa giới hành chính, không thuận lợi cho người dân và công tác quản lý nhà nước…”.
(3) Thực trạng về cơ sở hạ tầng hạn chế, chưa thuận lợi cho việc kết nối khu vực dự kiến sáp nhập của xã Kim Hoa vào xã mới Châu Bình.
1.2. Sắp xếp ĐVHC đô thị cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp hoặc sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã
1.2.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Trung Lộc (có diện tích tự nhiên là 5,92 km2, đạt 19,72% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.418 người, đạt 67,73% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc (có diện tích tự nhiên là 18,69 km2, đạt 133,50 % so với tiêu chuẩn, quy mô dân số là 6.550 người, đạt 81,88% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Thị trấn Đồng Lộc sau khi mở rộng đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định; không gian được mở rộng để quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Thị trấn Đồng Lộc và xã Trung Lộc có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử (đều được tách từ xã Thượng Lộc trước đây).
- Về sự phù hợp quy hoạch: địa phương đang triển khai thực hiện các nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung, Chương trình phát triển đô thị và Đề án phân loại đô thị thị trấn Đồng Lộc (bao gồm cả phẩn mở rộng).
- Đánh giá sơ bộ tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và loại đô thị: cơ bản đạt.
b) Kết quả sau sắp xếp thì ĐVHC mới có:
- Diện tích tự nhiên 24,61 km2 (đạt 175,79% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 11.968 người (đạt 149,6% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Xuân Lộc và xã Mỹ Lộc, phía Nam giáp xã Hà Linh (huyện Hương Khê), phía Tây giáp xã Thượng Lộc, phía Bắc giáp xã Khánh Vĩnh Yên.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: trụ sở thị trấn Đồng Lộc hiện tại.
1.2.2. Nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Phú Phong (có diện tích tự nhiên là 3,89 km2, đạt 12,95% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.333 người, đạt 54,16% so với tiêu chuẩn), một phần diện tích tự nhiên 0,81 km2, dân số là 758 người số của xã Hương Xuân (có diện tích tự nhiên là 28,31 km2, đạt 94,35% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.982 người, đạt 62,28% so với tiêu chuẩn) và một phần diện tích 0,78 km2, dân số là 380 người của xã Phú Gia (có diện tích tự nhiên là 141,14 km2, đạt 470,46% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.687 người, đạt 71,09% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê (có diện tích tự nhiên là 5,34 km2, đạt 38,14% so với tiêu chuẩn, quy mô dân số là 13.900 người, đạt 173,8% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Phương án phù hợp với các Quy hoạch:
+ Quy hoạch vùng huyện Hương Khê đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050 được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 2653/QĐ-UBND ngày 13/10/2023 đã xác định thị trấn Hương Khê mở rộng (trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng xã Phú Phong và một phần diện tích các xã: Hương Xuân, Phú Gia, Gia Phố và Hương Long) là đô thị trung tâm và phấn đấu đến năm 2030 đáp ứng các tiêu chí đô thị loại IV; là đô thị trọng điểm trong phát triển kinh tế chuỗi các đô thị dọc theo đường Hồ Chí Minh và các ga tàu, đường sắt Bắc Nam.
+ Quy hoạch chung thị trấn Hương Khê và vùng phụ cận đến năm 2035 là 1.883,3 ha, trong đó: thị trấn Hương Khê 534,1 ha, xã Phú Phong 390,7 ha, xã Phú Gia 93,7 ha, xã Hương Xuân 81,0 ha và xã Gia Phố 738,8 ha.
- Đánh giá sơ bộ tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị: cơ bản đạt (tổng điểm 74,53/100 điểm).
- Các đơn vị sắp xếp có vị trí địa lý, các điều kiện về kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán tương đồng, thuận lợi.
b) Kết quả sau sắp xếp, thị trấn Hương Khê có:
- Diện tích tự nhiên 10,82 km2 (đạt 77,3% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 19.371 người (đạt 242,1% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Gia Phố và xã Lộc Yên, phía Nam giáp xã Lộc Yên, phía Tây giáp xã Hương Xuân và xã Phú Gia, phía Bắc giáp xã Hương Long và xã Phú Gia.
- Trụ sở làm việc ĐVHC mới: dự kiến đặt tại Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện (đã có trong quy hoạch chi tiết thị trấn huyện và vùng phụ cận).
c) Kết quả sau sắp xếp thì ĐVHC còn lại (trường hợp điều chỉnh ĐGHC):
* Xã Hương Xuân, huyện Hương Khê:
- Diện tích tự nhiên 27,51 km2 (đạt 91,7% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 4.224 người (đạt 52,8% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp xã Lộc Yên và xã Hương Trà, phía Nam giáp xã Hương Lâm, phía Tây giáp xã Hương Vĩnh, phía Bắc giáp xã Phú Phong.
- Trụ sở làm việc ĐVHC mới: tại trụ sở UBND xã Hương Xuân hiện tại.
* Xã Phú Gia, huyện Hương Khê:
- Diện tích tự nhiên 140,35 km2 (đạt 468,4% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 5.307 người (đạt 66,3% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp thị trấn Hương Khê và xã Phú Phong, phía Nam giáp xã Hương Vĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Hương Bình và xã Hòa Hải.
- Trụ sở làm việc ĐVHC mới: tại trụ sở UBND xã Phú Gia hiện tại.
1.2.3. Thành lập phường Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh trên cơ sở nguyên trạng của xã Kỳ Nam (có diện tích tự nhiên là 17,93 km2, đạt 59,72% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số đạt 2.885 người, đạt tỷ lệ 36,06% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Thực hiện chủ trương của Tỉnh về việc thành lập hai phường Kỳ Ninh và phường Kỳ Nam, là cơ sở để xây dựng Đề án thành lập thành phố Kỳ Anh vào năm 2025.
Thị xã Kỳ Anh được thành lập theo Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH13 ngày 10/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở điều chỉnh ĐGHC huyện Kỳ Anh cũ để thành lập thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh mới. Thị xã Kỳ Anh là đô thị nằm ở cực Nam của tỉnh, thị xã Kỳ Anh có vai trò quan trọng không chỉ đối với hệ thống đô thị tỉnh Hà Tĩnh nói riêng mà còn đối với hệ thống đô thị quốc gia nói chung. Theo quy hoạch xây dựng Vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình đến năm 2030, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2030, thị xã Kỳ Anh cùng với thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh là ba đô thị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của Tỉnh với vai trò là trung tâm thương mại cấp vùng; trung tâm công nghiệp đa ngành, công nghiệp nặng, nhiệt điện, sản xuất thép, lọc hóa dầu, cảng và dịch vụ Logistics.
Với vai trò, vị trí quan trọng của thị xã Kỳ Anh nêu trên, xây dựng thị xã Kỳ Anh trở thành thành phố là một trong các mục tiêu, chỉ tiêu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Kỳ Anh lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuy vậy, để trở thành thành phố, thị xã Kỳ Anh cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC, trong đó có tiêu chuẩn “Tỷ lệ số phường trên tổng số ĐVHC cấp xã từ 65% trở lên”. Việc nâng cấp Kỳ Nam từ xã (ĐVHC nông thôn) lên phường (ĐVHC đô thị) là phù hợp với thực trạng phát triển; phù hợp với chủ trương, định hướng quy hoạch phát triển thị xã Kỳ Anh; đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Kỳ Nam nói riêng và thị xã Kỳ Anh nói chung.
- Hiện nay, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án, hồ sơ phân loại đô thị đã trình Bộ Xây dựng thẩm định, công nhận loại đô thị.
b) Kết quả sau sắp xếp thì phường Kỳ Nam có:
- Diện tích tự nhiên 17,92 km2 (đạt 325,82% so với tiêu chuẩn của phường).
- Quy mô dân số 2.885 người (đạt 77,7% so với tiêu chuẩn của phường).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Bình, phía Bắc giáp phường Kỳ Phương.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: trụ sở của xã Kỳ Nam hiện tại.
2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp
2.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp: không có.
2.2. Sắp xếp ĐVHC cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp hoặc sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã
2.2.1. Thành lập phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh trên cơ sở nguyên trạng của xã Kỳ Ninh (có diện tích tự nhiên là 21,78 km2, đạt 72,60% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số đạt 8.205 người, đạt 102,56% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển của Tỉnh, thị xã Kỳ Anh và tốc độ đô thị hóa nhanh tại địa phương.
- Xuất phát từ thực tiễn phát triển của địa phương như đã được nêu tại nội dung thành lập phường Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh.
b) Kết quả sau sắp xếp thì ĐVHC mới có:
- Diện tích tự nhiên 21,78 km2 (đạt 396,0% so với tiêu chuẩn của phường).
- Quy mô dân số 8.205 người (đạt 164,1% so với tiêu chuẩn của phường).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp xã Kỳ Hà, phía Tây giáp xã Kỳ Thọ và xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh) và phía Bắc giáp xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh).
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: trụ sở của xã Kỳ Ninh hiện tại.
2.2.2. Thành lập thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh trên cơ sở nguyên trạng của xã Kỳ Đồng (có diện tích tự nhiên là 13,94 km2, đạt 46,45% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số đạt 6.761 người, đạt 84,51% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
- Phù hợp với định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương: huyện Kỳ Anh được tách ra từ huyện Kỳ Anh (cũ) theo Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH ngày 10/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh ĐGHC huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh và 06 phường thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay, sau hơn 7 năm, huyện Kỳ Anh chưa có thị trấn huyện lỵ trực thuộc.
- Xã Kỳ Đồng là nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của huyện Kỳ Anh và một số cơ quan cấp tỉnh; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, hành chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ của huyện.
- Việc thành lập thị trấn Kỳ Đồng là phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể ĐVHC, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phương án bảo đảm đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
b) Kết quả sau sắp xếp thì thị trấn Kỳ Đồng có:
- Diện tích tự nhiên 13,94 km2 (đạt 99,6% so với tiêu chuẩn của thị trấn).
- Quy mô dân số 6.761 người (đạt 84,5% so với tiêu chuẩn của thị trấn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phía Đông và phía Nam giáp xã Kỳ Khang, phía Tây giáp xã Kỳ Giang, phía Bắc giáp xã Kỳ Phú.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: trụ sở của xã Kỳ Đồng hiện tại.
III. LÝ DO ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 NHƯNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG (HOẶC CHƯA) THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Cấp huyện:
Thị xã Hồng Lĩnh có diện tích tự nhiên 58,97 km2 (đạt 29,49% so với tiêu chuẩn), dân số 47.203 người, (đạt 47,20% so với tiêu chuẩn), thuộc trường hợp sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025. Tuy vậy, sau khi rà soát theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn sắp xếp quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, địa phương xin đề xuất chưa sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 và xin chuyển sang giai đoạn 2026 - 2030.
1.1. Về lý do chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025:
1.1.1. Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15: “Trường hợp thành lập ĐVHC đô thị cấp huyện, nhập toàn bộ hoặc điều chỉnh một phần ĐVHC cấp huyện vào ĐVHC đô thị cùng cấp thì phải lập thành đề án riêng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC”, theo đó, việc sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh phải lập thành đề án riêng và cần phải hoàn thiện quy hoạch chung thị xã Hồng Lĩnh với phạm vi trùng với phạm vi dự kiến điều chỉnh, trên cơ sở đó mới thực hiện các bước tiếp theo, như: lập chương trình phát triển đô thị, lập đề án phân loại đô thị trước khi lập Đề án sắp xếp ĐVHC. Thời gian dự kiến cho các nội dung công việc trên như sau:
- Thời gian Lập Quy hoạch chung đô thị khoảng 15 tháng (gồm các nội dung: lập, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch (04 tháng); thời gian phê duyệt dự toán, lựa chọn đơn vị tư vấn lập Quy hoạch (03 tháng); thời gian lập Quy hoạch (04 tháng); thời trình thẩm định phê duyệt Quy hoạch (04 tháng).
- Thời gian lập Chương trình phát triển đô thị thực hiện song song với nhiệm vụ Quy hoạch sau khi có quyết định phê duyệt Quy hoạch sẽ trình thẩm định (03 tháng).
- Thời gian lập Đề án phân loại đô thị thực hiện song song với nhiệm vụ Quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị sau khi có quyết định phê duyệt Quy hoạch, chương trình phát triển đô thị sẽ trình thẩm định (04 tháng).
Tổng thời gian thực hiện các nội dung trên là 22 tháng. Theo đó sẽ không thể hoàn thành việc sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025; không bảo đảm tiến độ thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 117/NQ-CP.
1.1.2. Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Hà Tĩnh đề xuất thực hiện sắp xếp 02 ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp của giai đoạn 2026 - 2030, theo đó giảm 01 ĐVHC cấp huyện (huyện Lộc Hà); sau sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cấp huyện dự kiến dôi dư khoảng 200 người. Nếu thực hiện sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn này thì tỉnh Hà Tĩnh sẽ giảm 02 ĐVHC cấp huyện, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dự kiến dôi dư khoảng 400 người. Mặc khác, giai đoạn này, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã và tiếp tục giảm số lượng ĐVHC cấp xã (dự kiến số lượng dôi dư khoảng 210 người) và còn hơn 200 người dôi dư của giai đoạn 2019 - 2021 chưa giải quyết; từ đó rất khó khăn cho địa phương trong việc sắp xếp, bố trí và thực hiện các chính sách khác liên quan cho cán bộ, công chức và người lao động dôi dư.
1.1.3. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tỉnh Hà Tĩnh đang ưu tiên tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Hà Tĩnh có quy mô, kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trước mắt tập trung cao cho việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng không gian cho thành phố Hà Tĩnh, hoàn thành trước năm 2025.
1.1.4. Tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chưa xác định cụ thể phương án sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh với các ĐVHC cấp huyện liền kề; nếu thực hiện sẽ không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 “Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác”.
1.1.5. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn của địa phương, Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh thống nhất đề nghị Trung ương cho tỉnh Hà Tĩnh lùi thời gian thực hiện sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh sang giai đoạn 2026 - 2030 nhằm tập trung hoàn thiện các cơ sở pháp lý (cập nhật nội dung sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh vào Quy hoạch của tỉnh; lập quy hoạch thị xã Hồng Lĩnh (gồm cả khu vực dự kiến sắp xếp); tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị; xây dựng đề án phân loại đô thị...).
1.2. Về định hướng sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh ở giai đoạn 2026 - 2030:
Điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thị xã Hồng Lĩnh trên cơ sở nhập một số xã liền kề của huyện Đức Thọ; đồng thời, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số huyện Vũ Quang với phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của huyện Đức Thọ để hình thành một ĐVHC cấp huyện mới.
Tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục giảm 01 ĐVHC cấp huyện (huyện Vũ Quang).
2. Cấp xã:
2.1 - 2.4. Các xã: Kỳ Châu, Kỳ Hải, Kỳ Thọ và Kỳ Thư thuộc huyện Kỳ Anh:
Đề xuất chưa thực hiện việc sắp xếp 04 đơn vị trên, bởi các lý do sau:
- Theo định hướng quy hoạch tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi, ranh giới, là trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và vùng phụ cận (huyện Kỳ Anh).
- Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển Khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định nhiệm vụ, giải pháp điều chỉnh mở rộng quy mô ranh giới, diện tích tự nhiên Khu kinh tế Vũng Áng ra các xã thuộc huyện Kỳ Anh để đảm bảo quỹ đất đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư phát triển bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 cho Khu kinh tế.
Việc mở rộng ĐGHC thị xã Kỳ Anh để thành lập Thành phố vào năm 2025 là xu thế tất yếu, đồng nghĩa việc phải sắp xếp, bố trí lại các ĐVHC cấp xã, cấp huyện là đúng với chủ trương và phù hợp với tình hình thực tiễn của sự phát triển của Khu Kinh tế Vũng Áng.
- Theo định hướng, thị xã Kỳ Anh sẽ là đô thị loại II và trở thành thành phố vào năm 2025, tuy nhiên, hiện quy mô dân số chưa bảo đảm theo quy định, cần phải điều chỉnh mở rộng ĐGHC từ các xã phụ cận của huyện Kỳ Anh mới có thể đảm bảo đạt tiêu chí về dân số. Việc mở rộng thị xã Kỳ Anh dẫn đến phải sắp xếp lại các ĐVHC cấp xã lân cận của huyện Kỳ Anh trong đó có 04 xã: Kỳ Châu, Kỳ Hải Kỳ Thư và Kỳ Thọ. Do vậy, việc sắp xếp các ĐVHC nêu trên trong thời điểm hiện nay là chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học, gây xáo trộn nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, đời sống của Nhân dân.
- Xem xét quá trình lịch sử phát triển, văn hóa, phong tục tập quán, phương thức sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo giữa 04 xã có sự khác biệt, xã Kỳ Châu là xã trung tâm hoạt động tín ngưỡng tôn giáo (thiên chúa giáo và phật giáo) của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, có 31% dân số tham gia sinh hoạt theo tín ngưỡng Thiên chúa giáo.
- Qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của Nhân dân và một số đồng chí cán bộ lão thành, mong muốn và đề xuất cấp có thẩm quyền cân nhắc, xem xét sáp nhập các xã: Kỳ Châu, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Thư gắn với lộ trình phát triển của thị xã Kỳ Anh theo quy hoạch chung của tỉnh từ giai đoạn 2030 trở về sau.
2.5. Xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên:
Xã Cẩm Lộc giáp ranh với các xã Cẩm Trung và xã Cẩm Hà, đây đều là các đơn vị thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030, nếu phương án sắp xếp với 1 trong 2 xã trên, xã mới vẫn chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định; phải nhập 3 đơn vị trên mới đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; tuy vậy, phương án trên thực hiện trong giai đoạn này hết sức khó khăn, bởi một số lý do sau:
- Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, trụ sở hành chính của các xã hiện nay chưa phù hợp với phương án sắp xếp; chưa có sự kết nối, chưa có quy hoạch khu trung tâm cho đơn vị mới.., những vấn đề này cần kinh phí, thời gian để thực hiện.
- Giai đoạn 2019 - 2021, huyện Cẩm Xuyên đã sắp xếp 07 đơn vị thành 03 đơn vị mới, giảm 04 đơn vị; trong đó có sắp xếp 03 đơn vị thành một đơn vị (xã Cẩm Nam + xã Cẩm Phúc + xã Cẩm Thăng thành xã Nam Phúc Thăng), đến nay việc sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động, trụ sở dôi dư… vẫn chưa xử lý xong. Nếu tiếp tục thực hiện phương án nhập 3 xã thành 1 xã trong giai đoạn 2023 - 2025 thì số lượng cán bộ, công chức dôi dư lớn, khó khăn trong công tác sắp xếp, bố trí và giải quyết chế độ, chính sách; ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động tại các đơn vị thực hiện sắp xếp.
- Chưa nhận được sự đồng thuận của Nhân dân, nhất là hai xã thuộc diện sắp xếp của giai đoạn 2026 - 2030; do vậy cần có thời gian, lộ trình để thực hiện tuyên truyền, vận động và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho việc thực hiện sáp nhập.
2.6. Xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên:
Dựa trên các tài liệu lịch sử xã Cẩm Nhượng được hình thành từ trước năm 1945 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, xã Cẩm Nhượng thuộc trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp.
Mặt khác, xã Cẩm Nhượng còn là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.7. Xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên:
- Dựa trên các tài liệu lịch sử từ những năm Minh Mạng đời thứ 4, danh xưng Vịnh Lại (nay là xã Cẩm Vịnh) đã có và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, xã Cẩm Vịnh thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp.
- Theo Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, xã Cẩm Vịnh thuộc diện sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025.
2.8. Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà:
- Xã Thạch Khê có phương án sáp nhập với xã Thạch Hải để thành lập 01 xã mới. Tuy nhiên, xã Thạch Khê là xã nằm trong phạm vi của dự án khai thác Mỏ sắt Thạch Khê và đến thời điểm hiện nay, Trung ương vẫn chưa có quyết định chính thức về việc tiếp tục thực hiện hay dừng dự án; từ đó gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, lập quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng; ảnh hướng lớn đến đời sống Nhân dân… nếu tiếp tục việc sắp xếp ĐVHC thì gây sự xáo trộn lớn, khó nhận được sự đồng thuận trong Nhân dân. Do vậy, địa phương đề xuất chưa thực hiện sáp nhập hai xã Thạch Khê và Thạch Hải ở giai đoạn 2023 - 2025 (sẽ thực hiện sau khi Trung ương có quyết định chính thức về việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê).
- Theo Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025,xã Thạch Khê thuộc diện sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh tgiai đoạn 2023 – 2025.
2.9. Xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà:
- Xã Thạch Hải là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Xã Thạch Hải có phương án sáp nhập với xã Thạch Khê liền kề, tuy nhiên, với các lý do đã được nêu ở trên, địa phương đề xuất chưa sáp nhập hai xã ở giai đoạn 2023 - 2025.
- Theo Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025,xã Thạch Hải thuộc diện sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025.
2.10. Xã Thạch Long, huyện Thạch Hà:
- Xã Thạch Long, huyện Thạch Hà là đơn vị đã về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2021, là đơn vị liền kề với thị trấn, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, khang trang, giao thông thuận lợi, đời sống Nhân dân xã Thạch Long gần tương đương Nhân dân thị trấn Thạch Hà;
- Trong thời gian tới, với định hướng xây dựng thị trấn Thạch Hà trở thành đô thị loại IV,việc sắp xếp, sáp nhập với các đơn vị liền kề với thị trấn, trong đó có xã Thạch Long đang được nghiên cứu, triển khai thực hiện nhằm đảm bảo đạt các tiêu chí đô thị theo quy định.
2.11 - 2.12. Xã Ngọc Sơn và xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà:
Khu vực Tây Nam của huyện, có xã Lưu Vĩnh Sơn (được sắp xếp từ 3 ĐVHC) có diện tích 41 km2, đạt 136,67% theo quy định; với địa bàn rộng lớn, địa hình vừa đồi núi, vừa đồng bằng gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Lưu Vĩnh Sơn. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của khu vực Tây Nam huyện Thạch Hà và gắn với định hướng sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2026 - 2030, địa phương sẽ thực hiện quy hoạch, xem xét tổng thể việc sắp xếp ĐVHC các xã thuộc khu vực Tây Nam, gồm các xã: Thạch Xuân, Lưu Vĩnh Sơn, Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, trong đó có việc việc xem xét điều chỉnh một phần diện tích dân số xã Lưu Vĩnh Sơn về xã Ngọc Sơn.
2.13. Xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà:
- Xã Tượng Sơn là xã duy nhất của huyện Thạch Hà đạt xã Nông thôn mới kiểu mẫu, là địa điểm trải nghiệm, tham quan du lịch, trao đổi kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới của Hà Tĩnh và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; nếu sắp xếp xã Tượng Sơn với xã liền kề thì chưa đồng bộ với các tiêu chí;
- Xã Tượng Sơn liền kề với xã Thạch Thắng của huyện Thạch Hà, tuy vậy, nếu sắp xếp xã Tượng Sơn với xã Thạch Thắng chỉ đạt 55,04% về quy mô diện tích và khó khăn sắp xếp với các ĐVHC thứ 3, do các xã liền kề: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Lạc là các xã trọng yếu về quốc phòng, an ninh và đã có phương án sắp xếp ở giai đoạn 2026 - 2030;
- Ảnh hưởng đến quy hoạch sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn tiếp theo (dự kiến trong giai đoạn 2026 - 2030, thực hiện sắp xếp các cặp xã: Thạch Văn với Thạch Hội, Thạch Trị với Thạch Lạc);
- Tập trung cao cho nhiệm vụ sáp nhập xã Tượng Sơn vào thành phố Hà Tĩnh trong giai đoạn 2023 - 2025.
* Ngoài lý do cụ thể nêu trên, một số lý do khác mang tính tổng thể chung của huyện Thạch Hà như sau:
- Giai đoạn 2023 - 2025, huyện Thạch Hà tập trung cao cho nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC cấp huyện, theo phương án sẽ thực hiện việc sáp nhập 11 xã thuộc huyện Thạch Hà vào thành phố Hà Tĩnh và nhập nguyên trạng phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của huyện Thạch Hà với huyện Lộc Hà (trừ xã Hộ Độ sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh);
- Giai đoạn 2019 - 2021, huyện Thạch Hà đã thực hiện sắp xếp 15 ĐVHC cấp xã thành 6 xã, thị trấn, giảm 9 xã, là đơn vị thực hiện sắp xếp ĐVHC nhiều thứ 2 trong toàn tỉnh; đến nay còn một số tồn tại liên quan sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019 - 2021 chưa được giải quyết dứt điểm, gồm:
+ Còn dôi dư 16 cán bộ, 29 công chức cấp xã nhưng chưa có phương án, hướng dẫn giải quyết; việc vận động cán bộ, công chức nghỉ hưởng chế độ theo quy định gặp nhiều khó khăn (do cán bộ, công chức có tuổi đời còn trẻ, số năm tham gia BHXH chưa nhiều, chủ yếu được tuyển dụng sau năm 2012, gắn với thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
+ Sau sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và tiến hành sáp nhập thôn, đến nay, trên địa bàn huyện còn dôi dư 84 cơ sở nhà đất (09 trụ sở UBND xã, 6 trạm y tế xã; 69 hội quán thôn). Tuy vậy, hiện nay chưa có phương án hiệu quả để chuyển đổi mục đích sử dụng (lý do: kết cấu hạ tầng, lịch sử hình thành thửa đất tại các trụ sở, nhà văn hóa không phù hợp với mục đích, sở thích, thị hiếu sử dụng của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, thuê sử dụng). Do vậy, gây lãng phí của cải xã hội, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của Nhân dân đối với Đảng, chính quyền.
+ Các đơn vị mới sau sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019 - 2021 vẫn còn một số khó khăn: trụ sở của các xã, thị trấn chưa nằm ở trung tâm của xã mới, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân thực hiện các giao dịch hành chính, tham gia hoạt động văn hóa - thể thao; cơ sở vật chất chật, hẹp chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức, người lao động cũng như giao dịch của bà con Nhân dân; kết nối giao thông giữa các khu vực của xã mới sau sắp xếp nhiều đơn vị chưa đồng bộ.
- Huyện Thạch Hà hiện đang triển khai nhiều dự án trọng điểm, tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung (khu công nghiệp Vsip, khu du lịch biển Văn Trị; giải phóng mặt bằng và thi công đường bộ cao tốc Bắc Nam và hơn 20 dự án, công trình trọng điểm khác), với khối lượng công việc nhiều, cần sự đồng tình vào cuộc của Nhân dân, đặc biệt cần có đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động ổn định về tư tưởng, số lượng, chất lượng để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, nếu thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cùng lúc sẽ ảnh hưởng tiến độ các nhiệm vụ liên quan.
- Dự án mỏ sắt Thạch Khê đã tạm dừng khai thác từ năm 2011. Tuy nhiên, đến nay Trung ương vẫn chưa quyết định việc tiếp tục hay dừng khai thác gây nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý nhà nước, lập quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng; tác động lớn đến đời sống Nhân dân… nếu tiếp tục việc sắp xếp ĐVHC thì gây sự xáo trộn lớn, khó nhận được sự đồng thuận trong Nhân dân.
2.14 - 2.15. Các xã: Thạch Kim và Mai Phụ thuộc huyện Lộc Hà:
- Xã Thạch Kim là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Giai đoạn 2023 - 2025, thực hiện sáp nhập huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà (giảm huyện Lộc Hà); do vậy, đề xuất chưa sắp xếp các ĐVHC cấp xã trực thuộc của huyện Lộc Hà để tập trung cao cho việc sáp nhập ĐVHC cấp huyện (các đơn vị này sẽ xem xét thực hiện ở giai đoạn 2026 - 2030, sau khi hoàn thành việc sắp xếp huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà).
2.16. Xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân:
Xã Xuân Hải là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đồng thời, xã Xuân Hải được định hướng phát triển thành ĐVHC đô thị trong thời gian tới (các tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số bảo đảm theo quy định đối với phường).
2.17. Xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân:
Dựa trên các tài liệu lịch sử xã Xuân Viên được hình thành từ những năm 1660 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, xã Xuân Viên thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp.
2.18. Xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân:
- Xã Xuân Lĩnh có vị trí tách rời so với các xã khác thuộc huyện, giao thông kết nối duy nhất là Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài hơn 8 km; phương án sắp xếp với xã liền kề chỉ có thể nhập với xã Xuân Viên, tuy nhiên thực hiện theo phương án này thì đơn vị mới có địa hình dàn trải, từ vị trí đầu xã Xuân Viên hết địa bàn xã Xuân Lĩnh có chiều dài hơn 18 km, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và đi lại của Nhân dân.
- Phía Nam xã Xuân Lĩnh hiện đã xây dựng cụm công nghiệp thu hút trên 2.000 lao động (hiện đã có 4 Công ty đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 500 lao động trong và ngoài địa phương và đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất) và phía Bắc giáp với khu công nghiệp Gia Lách là cụm công nghiệp lớn ở phía Bắc Hà Tĩnh, nhờ đó cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thu hút lao động… trong tương lai, Xuân Lĩnh sẽ phát triển thành một phường.
2.19. Xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân:
Xã Xuân Mỹ là ĐVHC nông thôn được định hướng phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030. Hiện nay, địa phương đang triển khai các giải pháp về đầu tư phát triển đô thị, quy hoạch huyện Nghi Xuân giai đoạn 2023 - 2025 để hướng tới thành lập ĐVHC đô thị mới Nghi Xuân trực thuộc tỉnh (thị xã Nghi Xuân trước năm 2030), nhiều khu vực được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại IV và sẽ trở thành vùng nội thị (thành lập phường), như: thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An, xã Xuân Giang, xã Xuân Thành, xã Xuân Yên, xã Xuân Phổ, xã Xuân Hải, xã Xuân Mỹ, xã Đan Trường và xã Xuân Hội.
2.20. Xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân:
Xã Xuân Phổ là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đồng thời, xã Xuân Phổ được định hướng phát triển thành ĐVHC đô thị trong thời gian tới (tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường bảo đảm theo quy định).
2.21. Xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân:
Xã Xuân Yên là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đồng thời, xã Xuân Yên được định hướng phát triển thành ĐVHC đô thị trong thời gian tới (tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường bảo đảm theo quy định).
2.22. Xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân:
Xã Xuân Lam là đơn vị có vị trí khá tách biệt và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề; phương án sắp xếp với xã liền kề chỉ có thể nhập với xã Xuân Hồng (là xã loại I), tuy nhiên phương án này thì đơn vị mới thành lập có quy mô tương đối lớn, dân số đông, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và sinh hoạt của Nhân dân.
2.23. Xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ:
Xã Quang Vĩnh là đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021, thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
2.24. Xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ:
Xã Tùng Châu là đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021, thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
2.25. Xã Tân Hương, huyện Đức Thọ:
- Xã Tân Hương là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Xã Tân Hương chỉ có phương án sáp nhập xã An Dũng liền kề; tuy nhiên, xã An Dũng là đơn vị mới thực hiện sắp giai đoạn 2019 - 2021 nên địa phương đề xuất thực hiện ở giai đoạn 2026 - 2030.
2.26. Xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ:
Xã Đức Lạng có phương án sắp xếp với xã Đức Đồng liền kề (đơn vị thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030) nên địa phương đề xuất thực hiện ở giai đoạn 2026 - 2030.
2.27. Xã Liên Minh, huyện Đức Thọ:
Xã Liên Minh có phương án sắp xếp với xã Tùng Châu liền kề, tuy nhiên xã Tùng Châu là đơn vị mới thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 nên phương án này đề xuất thực hiện ở giai đoạn 2026 - 2030.
2.28. Xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ:
Xã Yên Hồ có phương án sắp xếp với xã Quang Vĩnh liền kề, tuy nhiên xã Quang Vĩnh là đơn vị mới thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 nên phương án này đề xuất thực hiện ở giai đoạn 2026 - 2030.
Ngoài các lý do cụ thể như đã nêu ở trên, giai đoạn 2019 - 2021 huyện Đức Thọ là đơn vị đi đầu của tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã, đã sắp xếp giảm từ 28 ĐVHC cấp xã xuống còn 16 đơn vị (giảm 12 đơn vị); mặc dù triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tuy vậy, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết sắp xếp, một số vấn đề tồn tại, bất cập vẫn chưa giải quyết hết, nhất là việc bố trí, giải quyết số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp, dư thừa trụ sở… Do vậy, địa phương đề nghị chưa thực hiện sắp xếp đối với 06 đơn vị thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 như đã nêu cụ thể ở trên để tập trung xử lý những vấn đề tồn tại và để có thời gian chuẩn bị nguồn lực, các điều kiện để tổ chức thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2026 - 2030.
2.29. Xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn:
Dựa trên các tài liệu lịch sử, xã Sơn Bằng được hình thành từ những năm 1836 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, xã Sơn Bằng thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp.
2.30. Xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn:
Dựa trên các tài liệu lịch sử, xã Sơn Bằng được hình thành từ những năm 1889 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, xã Sơn Ninh thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp.
2.31. Xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn:
Xã Sơn Phú là ĐVHC nông thôn định hướng sáp nhập vào ĐVHC đô thị giai đoạn 2023 - 2030 (phù hợp với quy hoạch tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030); thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
2.32. Xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn:
- Xã Sơn Lĩnh là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Về vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp xã Sơn Lâm, địa hình chia cắt bởi sông Con; truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán hai xã không tương đồng; xã Sơn Lâm dự kiến có phương án sáp nhập với xã Sơn Giang ở giai đoạn 2026 - 2030.
+ Phía Đông giáp xã Quang Diệm (đơn vị đã sáp nhập ở giai đoạn 2019 - 2021), dân cư không liền kề, địa hình bị chia cắt bởi đồi núi, khe suối.
+ Phía Nam giáp xã Sơn Tây, nếu sáp nhập với xã Sơn Tây thì đơn vị mới có diện tích tự nhiên lớn (143,85 km2), địa bàn rộng rất khó khăn trong công tác quản lý, điều hành và đi lại của người dân; phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa giữa hai xã có sự khác biệt.
+ Phía Tây giáp xã Sơn Hồng, nếu sáp nhập với xã Sơn Hồng thì đơn vị mới có diện tích lớn (209,04 km2), địa bàn rộng khó khăn cho công tác quản lý, điều hành và đi lại của người dân; xã Sơn Hồng là xã biên giới, tiếp giáp với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đơn vị đặc thù quy định tại điểm a Điều 3 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15.
2.33. Thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn:
- Thị trấn Tây Sơn là đơn vị trọng điểm về Quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thị trấn Tây Sơn được quy hoạch đô thị loại IV trong Quy hoạch chung tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021.
Thị trấn Tây Sơn hiện đang xây dựng quy hoạch mở rộng thị trấn theo phương án sáp nhập một số thôn của xã Sơn Tây liền kề (gồm: thôn Khí Tượng, thôn Hà Chua và thôn Kim Thành) vào thị trấn Tây Sơn.
- Thị trấn Tây Sơn là đô thị nằm trong Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu treo, có vị trí có vị trí thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ. Nếu sáp nhập với xã thì làm mất đi đô thị, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài ở khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu treo.
2.34 - 2.37. Các xã: Ân Phú, Đức Bồng, Đức Giang và Đức Hương, huyện Vũ Quang:
- Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh trong sắp xếp ĐVHC: “Nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn diện phương án sắp xếp để bảo đảm sự tiếp nối của giai đoạn 2023 - 2025 với giai đoạn 2026 - 2030…”.
“Trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, văn bản của các bộ, ngành liên quan quan và thực tiễn của địa phương, cấp tỉnh, các huyện, thị, thành phố thực hiện phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đảm bảo các quy định, chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, đồng bộ, tổng thể. Địa phương có thuận lợi tiến hành trước, địa phương còn gặp nhiều khó khăn cần có bước đi thích hợp”.
- Huyện Vũ Quang có trên 90% diện tích là đồi núi, trong đó có 1/3 diện tích (213,84 km2/637,66 km2) nằm trong diện tích và vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang đã được Hiệp hội vườn di sản Đông Nam Á công nhận là “Vườn di sản ASEAN”, vì vậy, song song với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh trật tự vùng biên giới còn phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển các giá trị Vườn di sản đảm bảo theo quy định. Huyện Vũ Quang có 49,46 km đường biên giới tiếp giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thuộc địa bàn xã Quang Thọ và xã Thọ Điền, là các đơn vị được công nhận là xã trọng điểm về An ninh-Quốc phòng (tại Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15.
- Giai đoạn 2023 - 2025, có 4 đơn vị (gồm các xã: Ân Phú, Đức Đồng, Đức Giang, Đức Hương) và 02 đơn vị (gồm các xã: Đức Liên, Đức Lĩnh) thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030, nếu thực hiện sắp xếp 4 đơn vị của giai đoạn 2023 - 2025 thì 02 đơn vị của giai đoạn 2026 - 2030 không có phương án sắp xếp phù hợp. Nếu thực hiện 06 đơn vị ngay trong giai đoạn này thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, các phòng trào khác của huyện; tác động đến tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Theo dự kiến đến năm 2030 số lượng cán bộ, công chức ở các xã thuộc diện sắp xếp sẽ đảm bảo độ tuổi nghỉ hưu và hưởng chính sách nghỉ hưu theo quy định nên sẽ thuận lợi cho công tác giải quyết vấn đề dôi dư sau sắp xếp. Bên cạnh đó, nếu thực hiện việc sắp xếp theo quy định thì số lượng ĐVHC cấp xã của huyện còn lại 6 hoặc 7 đơn vị, như vậy quy mô chưa đảm bảo theo quy định.
- Theo Phương án số 1188/PA-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến giai đoạn 2026 - 2030, sẽ thực hiện sáp nhập huyện Vũ Quang vào huyện Đức Thọ (giảm 01 đơn vị cấp huyện), do vậy địa phương đề xuất thực hiện đồng thời sắp xếp huyện và các ĐVHC cấp xã ở giai đoạn 2026 – 2030, tránh phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và tâm lý cán bộ, đảng viên, người lao động.
2.38. Xã Hương Trà, huyện Hương Khê:
- Xã Hương Trà là ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030 (tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến 2045), tuy nhiên, đối chiếu tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số của một thị trấn dự kiến thành lập, xã Hương Trà vẫn chưa bảo đảm theo quy định.
- Giai đoạn 2026 - 2030, xã Hương Trà dự kiến phương án sắp xếp với xã Hương Xuân (đơn vị thuộc diện sắp xếp của giai đoạn 2026 - 2030).
2.39. Phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh:
- Phường Tân Giang là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Phường Tân Giang là địa bàn đóng trụ sở của cơ quan cấp tỉnh (Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành…) và có nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh như: Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Võ Miếu, Nhà thờ danh họa Nguyễn Phan Chánh, khu di tích Hào Thành… Nhà thờ giáo xứ Tĩnh Giang. Là khu vực có dân cư tập trung, sinh sống lâu đời gắn với nhiều dòng họ khác nhau; một bộ phận người dân ở khu vực này thường có phong tục, tập quán khác với các vùng lân cận, trong khi đó tính cấu kết cộng đồng, dòng họ rất cao… do vậy, thực hiện phương án sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước ở cơ sở, dễ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.
- Trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Tĩnh thực hiện việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập 14 ĐVHC cấp xã thuộc các huyện liền kề vào thành phố và thực hiện sắp xếp một số phường, xã trực thuộc; do vậy, đề xuất chưa thực hiện sắp xếp phường Tân Giang trong giai đoạn 2023 - 2025 để tập trung cao cho việc mở rộng thành phố và sắp xếp các phường, xã khác; bảo đảm việc sắp xếp đảm bảo chất lượng và không gây xáo trộn quá lớn trong toàn hệ thống chính trị, giảm áp lực cho công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức trong cùng một giai đoạn.
- Phường Tân Giang có phương án sắp xếp với phường Thạch Quý liền kề để thành một phường mới và đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030.
2.40. Phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh:
- Phường Nam Hà là một trong 02 ĐVHC cấp xã hình thành đầu tiên của thành phố, giáp ranh với với các phường: Bắc Hà, Tân Giang, Văn Yên, Đại Nài, Hà Huy Tập; tuy nhiên phần tiếp giáp với các đơn vị không thuận lợi về mặt địa hình, giao thông và không phù hợp với điều kiện lịch sử hình thành trước đây, các yếu tố văn hóa, sinh hoạt của người dân cũng không có nhiều tương đồng. Qua phân tích các phương án sáp nhập với các đơn vị liền k, phường Nam Hà thực hiện sáp nhập với phường Văn Yên đồng thời điều chỉnh một phần diện tích của phường Tân Giang là phù hợp nhất. Tuy nhiên, phường Văn Yên thuộc ĐVHC sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030, do đó địa phương đề xuất thực hiện sắp xếp đối với phường Nam Hà vào giai đoạn 2026 - 2030 để có lộ trình trong việc giải quyết công tác cán bộ, công chức dôi dư và ổn định tình hình sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Tĩnh.
- Do các yếu tố lịch sử để lại, hình thể của phường Tân Giang, phường Nam Hà hiện hữu có nhiều khu vực giáp ranh với các phường lân cận cần có thời gian để thực hiện điều chỉnh phù hợp, đồng bộ như khu vực giao giữa 4 phường Tân Giang, Thạch Quý, Nguyễn Du, Bắc Hà; khu vực giao giữa 3 phường Tân Giang, Văn Yên, Nam Hà… Nếu thực hiện điều chỉnh sắp xếp ngay trong giai đoạn này sẽ không thuận lợi.
- Giai đoạn 2023 - 2025,là thời điểm thành phố thực hiện việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, theo đó khối lượng công việc cần thực hiện lớn, dự kiến sẽ sáp nhập thêm 14 ĐVHC cấp xã thuộc các huyện liền kề vào thành phố. Để có thể thực hiện việc sắp xếp đảm bảo chất lượng và không gây xáo trộn quá lớn trong toàn hệ thống chính trị, giảm áp lực cho công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức; địa phương xác định thực hiện việc sắp xếp chia làm 2 giai đoạn, theo đó xác định việc sáp nhập phường Văn Yên, phường Nam Hà và một phần diện tích khoảng 0,28 km2 của phường Tân Giang thành lập một phường mới sẽ thực hiện ở giai đoạn 2026 - 2030.
2.41. Xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh:
- Xã Thạch Bình là ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị giai đoạn 2023 - 2030 (tại Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Tĩnh đến năm 2030); tuy nhiên, đối chiếu tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số của một phường dự kiến thành lập thì xã Thạch Bình vẫn chưa bảo đảm theo quy định.
- Xã Thạch Bình có địa hình khá tách biệt với các ĐVHC khác thuộc thành phố (chỉ giáp ranh với phường Đại Nài nhưng ngăn cách bởi sông Rào Cái), 2 xã liền lề về phía Nam là xã Cẩm Bình và xã Cẩm Vịnh thuộc huyện Cẩm Xuyên (hai đơn vị này sẽ sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh ở giai đoạn 2023 - 2025) nên phương án sáp nhập với các ĐVHC liền kề trong giai đoạn 2023 - 2025 là không khả thi. Do vậy, địa phương đề xuất thực hiện sắp xếp xã Thạch Bình vào giai đoạn 2026 - 2030 (phương án sắp xếp với các xã Cẩm Bình và xã Cẩm Vịnh sau khi 02 đơn vị này sáp nhập vào thành phố).
2.42. Xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh:
- Xã Thuận Lộc là ĐVHC nông thôn đã định hướng quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030 (tại các Văn bản: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Hồng Lĩnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 15/4/2022 của HĐND thị xã Hồng Lĩnh về việc ban hành một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng xã Thuận Lộc đạt các tiêu chí của phường vào năm 2025…); phường mới dự kiến hình thành bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- Hiện nay, qua rà soát, xã Thuận Lộc đã đạt 12/17 tiêu chí của phường, phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 17/17 tiêu chí để xây dựng Đề án thành lập phường (hiện tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường bảo đảm theo quy định).
IV. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH
1. Cấp huyện: 01 đơn vị huyện Thạch Hà:
Huyện Thạch Hà sau khi sắp xếp có diện tích tự nhiên 321,91 km2 (đạt 71,53% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 189.198 người (đạt 157,67% so với tiêu chuẩn); tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn tại địa phương, không thể sắp xếp với đơn vị liền kề bởi các lý do sau:
- Huyện Thạch Hà sau sắp xếp có địa giới hành chính: phía Đông giáp thành phố Hà Tĩnh (sau khi điều chỉnh, mở rộng), phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Tây giáp huyện Hương Khê, phía Bắc giáp huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân. Nếu nhập thêm một trong các đơn vị nêu trên thì diện tích tự nhiên, quy mô dân số lớn; địa hình dàn trải, không thuận lợi; gây khó khăn cho Nhân dân trong việc giao dịch, các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước.
- Các huyện liền kề: Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Hương Khê và Nghi Xuân là những địa phương có truyền thống lịch sử, danh xưng có từ lâu đời (như huyện Thạch Hà có trên 1000 năm danh xưng), hình thành trước năm 1945; nếu sáp nhập với một trong các đơn vị này thì sự phù hợp về văn hóa, tên gọi…cần phải được đánh giá, xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, trong giai đoạn này khó nhận được sự đồng thuận của Nhân dân.
- Trong lộ trình sắp xếp đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh sẽ giảm 02 ĐVHC cấp huyện và trong giai đoạn 2023 - 2025 thực hiện giảm 01 đơn vị. Nếu sắp xếp, giảm đồng thời 02 huyện sẽ rất khó khăn cho địa phương trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (trên 400 người) và trụ sở, tài sản dôi dư sau sắp xếp.
2. Cấp xã:
2.1. Thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh:
Thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh có diện tích tự nhiên 13,94 km2 (đạt 99,6% so với tiêu chuẩn của thị trấn; quy mô dân số 6.761 người (đạt 84,5% so với tiêu chuẩn của thị trấn). Quy mô đơn vị mới đã tiệm cận với quy định về tiêu chuẩn ĐVHC của 01 thị trấn. Dự báo trong thời gian tới quy mô dân số sẽ tăng đạt tiêu chuẩn do hiện nay địa phương đang tập trung thực hiện việc lập quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng để hình thành các khu dân cư mới.
2.2. Xã Long Trà, huyện Hương Sơn:
Xã Long Trà, huyện Hương Sơn sau khi thành lập có diện tích tự nhiên 13,00 km2 (đạt 43,33% so với quy định), quy mô dân số 5.864 người (đạt 73,30% so với quy định). Xã Long Trà không thể sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp liền kề bởi các lý do sau:
- Vị trí địa lý: phía Bắc giáp xã Trường Sơn (huyện Đức Thọ), bị chia cắt bởi sông La; phía Nam giáp xã Ân Phú (huyện Vũ Quang), bị chia cắt bởi sông Ngàn Sâu; phía Đông giáp xã Hòa Lạc, xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ) bị chia cắt bởi sông La; phía Tây giáp xã Tân Mỹ Hà, là đơn vị đã sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021, xã Châu Bình mới thành lập. Do vậy, xã Long Trà không có phương án sáp nhập thêm ĐVHC cùng cấp khác liền kề.
- Phương án phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của tỉnh và phù hợp với không gian phát triển kinh tế - xã hội, cũng như về phong tục tập quán, trình độ dân trí và văn hóa tương đồng, cơ sở hạ tầng tương đồng.
2.3. Xã Châu Bình, huyện Hương Sơn:
- Xã Châu Bình, huyện Hương Sơn được quy hoạch đô thị Nầm giai đoạn 2023 - 2030 và sau khi sáp nhập, xã Châu Bình cơ bản đạt tiêu chuẩn thị trấn theo quy định.
- Phương án là phù hợp với không gian phát triển chung của huyện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành đô thị trong giai đoạn 2025 - 2030.
- Vị trí địa lý: phía Nam giáp xã An Hòa Thịnh, là đơn vị mới thực hiện sáp nhập giai đoạn 2019 - 2021; phía Bắc giáp xã Tân Mỹ Hà, là đơn vị mới thực hiện sáp nhập giai đoạn 2019 - 2021; phía Tây giáp xã Kim Hoa, là đơn vị sáp nhập giai đoạn 2019 - 2021; xã Sơn Bằng, xã Sơn Ninh, là các đơn vị bị chia cắt bởi sông Ngàn Phố và là đơn vị có yếu tố đặc thù, địa giới hành chính từ năm 1945 đến nay ổn định, không thay đổi; phía Đông giáp với xã Long Trà, đơn vị cũng sáp nhập trong giai đoạn này. Do vậy, xã Châu Bình không có phương án sáp nhập thêm với ĐVHC cùng cấp khác liền kề.
- Xét về yếu tố lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng phong tục tập quán thì xã Châu Bình có truyền thống lịch sử, văn hóa tương đối khác với các đơn vị liền khác, việc nhập thêm đơn vị liền kề sẽ không phù hợp.
2.4. Xã Hương Xuân, huyện Hương Khê (chuyển một phần diện tích, dân số về thị trấn Hương Khê):
Xã Hương Xuân, huyện Hương Khê sau khi điều chỉnh địa giới ĐVHC có diện tích tự nhiên 27,51 km2 (đạt 91,7% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 4.224 người (đạt 52,8% so với tiêu chuẩn), mặc dù không đảm bảo đồng thời cả tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH14, tuy nhiên diện tích tự nhiên đã tiệm cận tiêu chuẩn quy định.
Dự kiến giai đoạn 2026 - 2030 thực hiện sáp nhập xã Hương Xuân với xã Hương Trà để thành lập xã mới.
2.5. Xã Phú Gia, huyện Hương Khê (chuyển một phần diện tích, dân số về thị trấn Hương Khê):
Xã Phú Gia, huyện Hương Khê sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có diện tích tự nhiên 140,35 km2 (đạt 468,4% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 5.307 người (đạt 66,3% so với tiêu chuẩn). Hiện xã Phú Gia có diện tích tự nhiên lớn, địa bàn rộng, nếu nhập thêm với ĐVHC khác liền kề thì rất khó khăn trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, không thuận lợi cho Nhân dân và theo quy định xã Phú Gia cơ bản đạt yêu cầu diện tích tự nhiên đạt từ 100%, quy mô dân số đạt từ 70% (hiện đã tiệm cận, đạt 66,3%).
Mặt khác, xã Phú Gia là xã biên giới, trọng điểm về quốc phòng - an ninh, mặc dù không thuộc diện phải sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 nhưng do yêu cầu phát triển của địa phương, thực hiện quy hoạch mở rộng thị trấn Hương Khê nên thực hiện điều chỉnh trong giai đoạn này. Là đơn vị có diện tích tự nhiên lớn (gấp 4 lần so với tiêu chuẩn quy định), nếu sáp nhập xã Phú Gia với các đơn vị liền kề thì đơn vị mới có diện tích tự nhiên quá lớn, không thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động giao dịch của Nhân dân.
2.6. Thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê:
Thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê sau khi điều chỉnh địa giới ĐVHC có diện tích tự nhiên 10,82 km2 (đạt 77,3% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 19.371 người (đạt 242,1% so với tiêu chuẩn); bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35 (có một tiêu chuẩn trên 70%, tiêu chuẩn còn lại trên 100% tiêu chuẩn quy định).
Việc sáp nhập thêm với các đơn vị liền kề thì đơn vị mới có diện tích tự nhiên quá lớn, không thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động giao dịch của Nhân dân.
2.7. Phường Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh:
Phường Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh có diện tích là 4,67 km2 (đạt 84,92% so với tiêu chuẩn); dân số đạt 5.016 người (đạt 71,66% so với tiêu chuẩn). Mặc dù phường Thạch Hưng vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích và dân số; tuy vậy, đối chiếu quy định Điều 31 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), quy định: “Trường hợp thành lập ĐVHC đô thị trên cơ sở nguyên trạng 01 ĐVHC cùng cấp hoặc điều chỉnh địa giới các ĐVHC để thành lập ĐVHC đô thị mà không làm thay đổi số lượng ĐVHC thì diện tích tự nhiên của các ĐVHC sau khi thành lập, điều chỉnh địa giới ĐVHC có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng; không áp dụng tiêu chuẩn về số ĐVHC trực thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1, khoản 3 Điều 2, điểm a khoản 3 các điều 4, 5 và 6, khoản 3 Điều 7 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Chương I của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13” thì phường Thạch Hưng thuộc đối tượng của quy định nêu trên.
Mặt khác, phường Thạch Hưng hiện là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng khu dân cư đang được tập trung hoàn thiện, dự kiến thời gian tới quy mô dân số sẽ vượt quá tiêu chuẩn theo quy định.
2.8. Phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh:
Phương Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 3,32 km2 (đạt 60,42% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 22.678 người (đạt 323,97% so với tiêu chuẩn); bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35 (tiêu chuẩn diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên, tiêu chuẩn quy mô dân số đạt từ trên 300% tiêu chuẩn quy định).
2.9. Phường Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh:
Phường Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh có diện tích tự nhiên 17,92 km2 (đạt 325,82% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 2.885 người (đạt 77,7% so với tiêu chuẩn); bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35 (có một tiêu chuẩn trên 70%, tiêu chuẩn còn lại trên 100% tiêu chuẩn quy định).
Phường Kỳ Nam chỉ liền kề với xã Kỳ Phương, nếu sắp xếp với đơn vị liền kề này thì quy mô ĐVHC lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự do đây là địa bàn tái định cư.
V. SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH HÀ TĨNH SAU SẮP XẾP
1. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã trước khi sắp xếp:
a) ĐVHC cấp huyện 13 đơn vị (gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 10 huyện).
b) ĐVHC cấp xã 216 đơn vị (gồm 21 phường, 13 thị trấn và 182 xã).
2. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp:
a) ĐVHC cấp huyện 12 đơn vị (gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 09 huyện).
b) ĐVHC cấp xã 209 đơn vị (gồm 25 phường, 14 thị trấn và 170 xã).
3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giảm do sắp xếp:
a) ĐVHC cấp huyện giảm 01 đơn vị (huyện Lộc Hà).
b) ĐVHC cấp xã giảm 07 đơn vị (gồm giảm 12 xã nhưng tăng 04 phường và tăng 01 thị trấn).
Phần IV
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước
1.1. Tác động tích cực:
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giúp tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Số lượng đầu mối tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tinh giản tương ứng với số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã được giảm. Theo đó, ở những nơi nhập 02 ĐVHC thành 01 ĐVHC thì số lượng đầu mối tổ chức bộ máy sẽ giảm được một nửa, còn những nơi nhập 03 ĐVHC thì còn giảm được nhiều hơn nữa. Việc sắp xếp ĐVHC sẽ tạo ra thay đổi tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi ngân sách.
- Việc sắp xếp ĐVHC sẽ góp phần cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, góp phần sàng lọc đội ngũ, nâng cao chất lượng và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại những ĐVHC thực hiện sắp xếp; cán bộ, công chức thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công việc, thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết công việc. Đối với những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không đáp ứng yêu cầu thì thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
- Việc sắp xếp các ĐVHC sẽ góp phần vào sự thành công của cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức.
1.2. Tác động tiêu cực:
- Việc sắp xếp ĐVHC sẽ tạo áp lực cho công tác quản lý nhà nước và việc giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở những ĐVHC thực hiện sắp xếp do sau khi sắp xếp, quy mô dân số và diện tích tự nhiên tăng lên, phạm vi địa bàn quản lý rộng hơn trong khi chưa có điều kiện để ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý phát triển.
- Tâm lý của một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động ở một số địa phương sẽ bị tác động, không ổn định, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Một số cán bộ, công chức sau sắp xếp được bố trí công việc chưa đúng chuyên môn hoặc phải chuyển công tác khác, sang địa bàn khác.
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp dự kiến sẽ lớn, gây khó khăn trong việc việc bố trí, sắp xếp.
- Một số ĐVHC mới sau sắp xếp, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc chưa bảo đảm, trụ sở, phòng làm việc chật chội, không đáp ứng được yêu cầu công việc do số lượng cán bộ, công chức tại các ĐVHC mới tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và việc xử lý, giải quyết các giao dịch, thủ tục hành chính cho Nhân dân trên địa bàn.
- Việc xử lý tài sản, trụ sở dư thừa do sắp xếp ĐVHC để không lãng phí, hư hỏng gặp nhiều khó khăn. Một số trụ sở có thể đấu giá, nhưng một số sẽ khó khăn khi kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, chuyển mục đích sử dụng.
- Sau sáp nhập thay đổi tên ĐVHC, kéo theo phải thay đổi, điều chỉnh các giấy tờ, thủ tục của người dân, bước đầu sẽ có xáo trộn, khó khăn.
2. Tác động về kinh tế - xã hội
2.1. Tác động tích cực:
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giảm được chi ngân sách nhà nước, góp phần tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vậ chất, nâng cấp trang thiết bị làm việc của các cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, đơn vị và người dân có cơ hội tiếp cận các công nghệ hiện đại, tiên tiến, rút ngắn thời gian và nâng cao chất hượng thực hiện các thủ tục hành chính.
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giúp các ĐVHC tập trung được nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương để mở rộng không gian phát triển, tạo thuận lợi thu hút các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại, dịch vụ, tăng cường kết nối và phát triển thông thương giữa các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp hợp lý, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương về nguồn lực đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực cũng như nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cơ hội, động lực mới cho sự phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với nguyện vọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương. Các ĐVHC thực hiện sắp xếp sẽ tạo nên sự cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, lãnh thổ, trong định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương, hạn chế tình trạng chia cắt, manh mún, tập trung được các nguồn lực phát triển,tận dụng tốt hơn các tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh Trung ương, Tỉnh đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
- Việc sắp xếp ĐVHC sẽ góp phần phát triển và nâng cao tỷ lệ đô thị hóa; tạo thuận lợi cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ,.... để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, sẽ là động lực quan trọng làm thay đổi quá trình phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng nông thôn ngoại thành, ngoại thị, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi; có điều kiện để tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng kết nối giao thông liên kết liên xã, liên huyện và có điều kiện, cơ sở để nâng cao công nghệ quản lý, tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của xã, phường, thị trấn.
- Góp phần tinh gọn tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức....
2.2. Tác động tiêu cực:
- Việc đổi tên các ĐVHC, thay đổi về địa điểm giao dịch, thay đổi các loại giấy tờ có liên quan, thay đổi về cấu trúc văn hóa làng xã trước đây... sẽ ít nhiều tác động đến tâm lý, gây xáo trộn đến sinh hoạt, sản xuất, tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư, đến việc quản lý, phát huy hiệu quả của một số thiết chế văn hóa (nghĩa trang liệt sỹ, tổ chức các lễ hội...).
- Các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh có phần bị ảnh hưởng nhất định do phải điều chỉnh thông tin, đặc điểm nhận biết của doanh nghiệp, tổ chức, mối quan hệ đối tác, làm tăng chi phí đầu vào, nguyên liệu, giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá đất, thuế, phí, lệ phí (nhất là tại những nơi trước là ĐVHC nông thôn nay đã trở thành đô thị), thay đổi, đăng ký lại các giao dịch bảo đảm tại các tổ chức tín dụng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh,... Ở một số địa bàn, việc sắp xếp ĐVHC bước đầu gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi cần liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính với chính quyền do khoảng cách đến trụ sở mới xa hơn đáng kể.
- Một số trụ sở dự kiến sẽ dư thừa, bỏ không, không tiếp tục được đưa vào sự dụng; địa phương không có kinh phí để bão dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hỏng, lãng phí.
- Việc sắp xếp ĐVHC sẽ dẫn tới việc cắt giảm một số trạm y tế ở một số địa phương nhưng không có phương án chuyển đổi thành trạm và duy trì hoạt động tại các cơ sở y tế bị cắt giảm, sẽ gây khó khăn cho người dân, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là ở những xã miền núi, xã còn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội
3.1. Tác động tích cực:
- Việc sắp xếp ĐVHC sẽ giúp mở rộng diện tích tự nhiên, địa giới hành chính nên việc bố trí các cụm chiến đấu, căn cứ chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ có nhiều thuận lợi, ngày càng được củng cố, kiện toàn vững chắc hơn.
- Sau sắp xếp ĐVHC mới có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội sẽ được củng cố; số lượng, chất lượng lực lượng công an, quân sự từ xã đến các thôn được nâng cao; công tác triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn được thực hiện thống nhất, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự phát triển hơn.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư cho quốc phòng, an ninh sau khi giảm ĐVHC, việc tập hợp lực lượng để bố trí thực hiện công việc cũng được tăng cường; từ đó đảm bảo các điều kiện để thực hiện việc quản lý về quốc phòng, an ninh, giúp phát huy hiệu quả, tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3.2. Tác động tiêu cực:
Sau sắp xếp, ĐVHC mới có quy mô rộng hơn, nhiều thành phần dân cư hơn nên nguy cơ tiềm ẩn nhiều tệ nạn xã hội, công tác nắm bắt địa bàn, đối tượng gặp nhiều khó khăn, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội phức tạp hơn gây khó khăn cho công tác quản lý.
4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
4.1. Tác động tích cực:
- Sau sắp xếp, ĐVHC mới được đầu tư khang trang hơn, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả được củng cố, việc ứng dụng công nghệ thông tin được ưu tiên thực hiện; lựa chọn được đội ngũ làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, từ đó tạo điều kiện phục vụ nhân dân tốt hơn.
- Việc tuyên truyền, hỗ trợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện đồng bộ hơn dẫn đến việc triển khai dịch vụ được thống nhất.
4.2. Tác động tiêu cực:
- Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, dân số đông, số lượng hồ sơ tiếp nhận nhiều trong khi số lượng nhân sự giảm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đồng bộ khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, khó đáp ứng ngay nhu cầu của người dân, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng giải quyết hồ sơ, thủ tục. Nhất là trong thời gian đầu, khi người dân phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ khi thay đổi tên ĐVHC.
- Trụ sở hành chính mới không nằm ở trung tâm địa bàn sẽ phần nào ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐVHC CẤP XÃ
1. Những thuận lợi:
1.1. Hệ thống văn bản triển khai, cụ thể hóa chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 của Bộ Chính trị đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương ban hành kịp thời, đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
1.2. Có sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa Đảng và Chính quyền, của các Bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung, hiệu quả của cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan, địa phương liên quan.
1.3. Các cơ quan, địa phương đã thực hiện tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người dân để nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị, lợi ích của việc sắp xếp, bước đầu đã tạo được sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.
1.4. Quá trình thực hiện, các địa phương đã đánh giá, rà soát kỹ lưỡng thực trạng ĐVHC trên từng địa bàn, lập phương án sắp xếp ĐVHC, kịp thời xây dựng phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã; trụ sở, cơ sở vật chất… khi thực hiện sắp xếp bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, phù hợp thực tiễn; bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp các ĐVHC.
2. Những khó khăn, vướng mắc:
2.1. Quá trình xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC với yêu cầu vừa phải bảo đảm đúng các quy định nhưng phải phù hợp với tình hình thực tiễn tại một số địa phương là hết sức khó khăn, nhiều địa phương không thể tìm được phương án tối ưu dể sắp xếp ngay trong giai đoạn 2023-2035 buộc phải chuyển sang thực hiện ở giai đoạn 2026-2030 (để có thời gian tập trung hoàn thiện các cơ sở pháp lý như: lập, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, phân khu, chương trình phát triển đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng; tuyên truyền vận động nhân dân… và vấn đề khác có liên quan).
2.2. Nội dung sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023-2030 hiện chưa có trong Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030) do Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh được phê duyệt trước khi có yêu cầu đưa nội dung sắp xếp ĐVHC các cấp vào trong Quy hoạch tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện, do đó tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung nội dung này vào trong Quy hoạch tỉnh để có đủ căn cứ để xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cho giai đoạn 2023-2030.
2.3. Quy trình, thủ tục, hồ sơ sắp xếp ĐVHC nông thôn vào ĐVHC đô thị gặp khó khăn, vướng mắc:
- Theo quy định, đối với việc sắp xếp các ĐVHC đô thị thì yêu cầu quy hoạch, chương trình phát triển đô thị phải được lập mới hoặc điều chỉnh; khi đó mới có cơ sở lập hồ sơ phân loại, đánh giá chất lượng đô thị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận. Tuy nhiên, để hoàn thành được nội dung này sẽ mất rất nhiều thời gian do phải qua nhiều bước, thẩm quyền xem xét, quyết định là ở các cơ quan trung ương (chưa kể thời gian xây dựng và tổ chức triển khai Đề án sắp xếp cũng phải thực hiện qua nhiều bước: lập Đề án, lấy ý kiến cử tri, trình HĐND cấp xã, cấp huyện, HĐND tỉnh thông qua); từ đó làm chậm tiến độ việc thực hiện sắp xếp ĐVHC như yêu cầu, mục tiêu đã đề ra.
- Sau khi sắp xếp ĐVHC nông thôn vào ĐVHC đô thị, dự kiến nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất lớn trong khi nguồn ngân sách của địa phương còn có hạn, việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế; ảnh hưởng lớn đến chất lượng đô thị đối với các đơn vị sau sắp xếp.
2.4. Việc giải quyết cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư khó khăn do số lượng dôi dư rất lớn, trên 500 người (cấp huyện: khoảng 200 người; cấp xã: 300 người, trong đó giảm 07 xã x 21 người (bình quân) = 147 người + 150 người dôi dư của giai đoạn 2019 - 2021 chưa sắp xếp được; chưa kể số người hoạt động không chuyên trách cấp xã). Việc bố trí, sắp xếp số người dôi dư trên sẽ rất khó khăn, bởi các nguyên nhân:
- Khung vị trí việc làm tại các xã, phòng, ban cấp huyện cơ bản đã bố trí đủ số lượng theo quy định.
- Tuổi đời của phần lớn đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hiện nay còn rất trẻ, mới tuyến dụng trong những năm gần đây; trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận; thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội chưa dài; chế độ, chính sách chưa đủ để hỗ trợ cán bộ, công chức ổn định cuộc sống sau khi nghỉ việc và tìm kiếm công việc khác… do vậy, công chức không có nguyện vọng nghỉ việc mà vẫn mong muốn tiếp tục được công tác, cống hiến.
- Việc điều động, biệt phái từ các đơn vị sắp xếp dư thừa sang các đơn vị khác gặp khó khăn do phần lớn cán bộ, công chức đã có cuộc sống ổn định tại đơn vị cũ; chế độ đãi ngộ, chính sách đối với người được điều động chưa tương xứng; điều động sang đơn vị mới là phải xa nhà, phải thuê nhà, ảnh hưởng đến đời sống, tác động đến tâm tư nguyện vọng.
2.5. Sau sắp xếp, dự kiến sẽ dôi dư hệ thống trụ sở của 01 đơn vị cấp huyện và 07 đơn vị cấp xã (chưa kể đến có đến hơn 20 trụ sở UBND cấp xã của giai đoạn 2019 - 2021 chưa có phương án xử lý, chưa kể đến trụ sở của các cơ quan, tổ chức khác), việc xử lý các trụ sở công dôi dư này dự kiến sẽ có một số khó khăn, vướng mắc sau:
- Một số trụ sở bỏ không, trong khi địa phương không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí. Việc chuyển đổi công năng sử dụng trụ sở của các cơ quan cấp huyện, cấp xã sẽ khó thực hiện do không phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức và người dân.
- Việc tổ chức thanh lý, bán đấu giá một số trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp dự kiến sẽ khó khăn do có vị trí nằm ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển, giá trị giảm do không còn nằm trong khu vực trung tâm, không thuận lợi để kinh doanh du lịch, thương mại, dịch vụ; khó tìm được người tham gia đấu giá. Mặt khác, trình tự, thủ tục thanh lý, bán đấu giá trụ sở, tài sản công theo quy định phải trải qua nhiều bước, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị nên thời gian thực hiện thường kéo dài, gây tốn kém chi phí bảo quản tài sản. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất khi đưa ra đấu giá cũng sẽ khó khăn vì cần thời gian để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc
3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Tính đa dạng về điều kiện tự nhiên, địa hình, dân cư, phong tục tập quán và sự khác biệt về tốc độ đô thị hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các ĐVHC là những khó khăn chủ yếu trong việc xây dựng các phương án sắp xếp để có thể vừa bảo đảm mục tiêu giảm số lượng ĐVHC nhưng vừa bảo đảm quy mô diện tích tự nhiên và dân số hợp lý, phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền.
- Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp ĐVHC nhiều nhất của cả nước, sắp xếp 80/262 đơn vị cấp xã (đạt tỷ lệ 30,5%), giảm được 46 đơn vị. Qua đánh giá, tổng kết và từ thực trạng tại các địa phương đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021, đến nay vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc chưa được xử lý dứt điểm (cán bộ, công chức dôi dư, trụ sở; xây dựng quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội...). Do vậy, giai đoạn này yêu cầu các địa phương cần phải tập trung cao, khẩn trương giải quyết dứt điểm.
- Tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên của ĐVHC cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 được quy định tương đối cao, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của một số địa phương, nhất là các đơn vị có nhiều yếu tố đặc thù về dân tộc, địa hình và đặc điểm của vùng miền.
- Một số quy định về sắp xếp ĐVHC chưa dự báo và bao quát đầy đủ các trường hợp phát sinh trong quá trình sắp xếp ĐVHC; một số quy định của pháp luật chưa thực sự rõ ràng, thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.
- Việc bố trí, sắp xếp, giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư chậm một phần còn do các văn bản pháp luật có liên quan quy định chưa thật đây đủ, chưa có cơ chế tài chính phù hợp để động viến, khuyến khích; mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, người lao động nghỉ việc chưa thỏa đáng để ổn định đời sống, tạo việc làm mới; nguồn lực, khả năng cân đối ngân sách của nhiều địa phương còn khó khăn.
3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Thời gian xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC của địa phương đến khi hoàn thành hồ sơ trình Bộ Nội vụ quá gấp, trong khi khối lượng công việc nhiều, phức tạp, nhiều công đoạn đòi hỏi sự đồng thuận, nhất trí cao ở nhiều cấp, nhiều cơ quan nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.
- Một số ít địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác sắp xếp ĐVHC, còn có tâm lý e ngại các khó khăn, thách thức trong công tác sắp xếp ĐVHC nên chần chừ trong triển khai thực hiện.
4. Giải pháp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
4.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội quán triệt, triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; các đồng chí Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định việc thực hiện sắp xếp ĐVHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt trong cả giai đoạn 2023 - 2030 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các phương án, đề án, kế hoạch theo quy định.
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC tỉnh, UBND tỉnh; các cơ quan tham mưu và các địa phương kịp thời ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức thực hiện trên cơ sở bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ được nêu các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh.
4.2. Về công tác tuyên truyền, vận động:
- Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức và hành động, tích cực thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC tại địa phương, đơn vị; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội; phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ mặt trận và các đoàn thể chính trị tại những địa phương, đơn vị thực hiện sắp xếp, sáp nhập gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp.
- Cơ quan tuyên giáo, thông tin truyền thông, báo chí tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung các nghị quyết, quy định của đảng, pháp luật của nhà nước và của tỉnh về thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2030, nhằm tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; thường xuyên đưa các tin, bài về tình hình triển khai thực hiện, kết quả và kinh nghiệm của các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời biểu dương các cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị tiêu biểu, điển hình.
4.3. Về tổ chức triển khai thực hiện:
4.3.1. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục các bất cập trong công tác sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019 - 2021, một số nhiệm vụ cụ thể:
- Hoàn thành việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.
- Xử lý dứt điểm các trụ sở của cơ quan, tổ chức ở các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 mà đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý để xử lý theo các phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiến hành rà soát các quy hoạch đã có, khẩn trương tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị ở các ĐVHC đô thị hình thành do sáp nhập với ĐVHC nông thôn và bố trí nguồn lực, kinh phí hợp lý cho công tác này.
- Ưu tiên nguồn lực, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp lý, đặc thù cho các ĐVHC hình thành sau sắp xếp để các địa phương này có điều kiện ổn định tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
4.3.2. Quá trình xây dựng phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025 đã tổ chức rà soát, đánh giá kỹ thực trạng trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu và tình hình thực tiễn của từng địa phương; gắn với lộ trình, chia thành các giai đoạn phù hợp để bảo đảm yêu cầu tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
4.3.3. Về bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức sau sắp xếp, tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định pháp luật về sắp xếp, tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả:
+ Thực hiện việc giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nhất là những người trực tiếp bị ảnh hưởng khi sắp xếp tổ chức và tinh giản biên chế, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật; đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp đối với cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển hoặc tự nguyện thôi việc, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu; chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực... để tạo động lực khi thực hiện.
+ Kiện toàn, chuyển đổi bộ máy phù hợp với quy mô, tính chất của ĐVHC mới thành lập; đổi mới, hiện đại hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tăng cường ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các ĐVHC đô thị mới được hình thành sau sắp xếp để đủ khả năng quản lý, xử lý tốt các vấn đề phát sinh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi, đô thị hóa.
+ Tiếp tục sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đảm bảo hợp lý, khoa học, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương trên cơ sở khung do Chính phủ quy định.
- Đối với đơn vị mới thành lập có diện tích tự nhiên rộng, địa bàn chia cắt, đi lại chưa thuận tiện thì xem xét bố trí việc thành lập, duy trì Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính tại địa điểm cũ để bảo đảm thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục hành chính cho người dân ở địa phương. Đồng thời, tăng cường đầu tư về hạ tầng kỹ thuật thông tin để nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại các đơn vị này.
- Thực hiện nghiêm việc rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị để bố trí, phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh, yêu cầu công việc; khoanh vùng, xác định đối tượng thuộc diện dôi dư, cần tinh giản để xây dựng phương án, lộ trình bố trí, sắp xếp đến công tác ở cơ quan, đơn vị, địa bàn khác hoặc thực hiện tinh giản hợp lý, khả thi.
4.3.4. Về nâng cao chất lượng đô thị khi nhập ĐVHC nông thôn vào đô thị:
- Rà soát các quy hoạch đã có; có kế hoạch, dự kiến phân bổ nguồn lực, kinh phí hợp lý cho công tác lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị và việc đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị, bảo đảm quy hoạch mới có sự kết nối và phù hợp với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung của địa phương.
- Bố trí nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng các đô thị sau khi sắp xếp ĐVHC; xây dựng lộ trình và kế hoạch ưu tiên đầu tư hoàn thiện các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tể - xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đối với các tiêu chí về phân loại đô thị còn chưa đạt hoặc mới đạt ở mức thấp để bảo đảm từng bước nâng cao chất lượng đô thị. Tập trung hoàn thiện trước hạ tầng về y tế, giáo dục, công trình văn hóa cấp đô thị.
- Tập trung ưu tiên phát triển những vùng, khu vực có mức độ đô thị hóa cao, tăng cường mức độ tập trung kinh tế, tránh phát triển dàn trải theo chiều rộng, gây lãng phí nguồn lực về đất đai, khó khăn trong việc bảo đảm phát triển hạ tầng, cung ứng dịch vụ thiết yếu và bảo đảm chất lượng đô thị trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
- Kịp thời xử lý, giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi, đô thị hóa trên địa bàn như trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý xây dựng, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trong cung ứng dịch vụ thiết yếu theo chuẩn đô thị, tạo việc làm, sinh kế cho người dân khi bị thu hồi đất sản xuất do thay đổi quy hoạch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...
4.3.5. Về xử lý trụ sở dôi dư khi thực hiện sắp xếp ĐVHC:
- Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng và xây dựng phương án sắp xếp, xử lý trụ sở dôi dư. Trên cơ sở kết quả rà soát, xây dựng phương án xử lý theo các hướng cụ thể như sau:
+ Đối với các trụ sở có khả năng chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng thì khẩn trương làm thủ tục bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu; lập kế hoạch, dự toán, cấp bổ sung kinh phí phục vụ việc cải tạo, chuyển đổi công năng, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng mục đích sử dụng mới.
+ Đối với các trụ sở vượt quá tiêu chuẩn, định mức sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương được giao quản lý, sử dụng nhưng không thể bán đấu giá (do không tổ chức đấu giá được hoặc do địa phương còn có nhu cầu sử dụng sau này) thì nghiên cứu, xem xét cấp bổ sung kinh phí duy trì trụ sở theo khả năng cân đối của địa phương.
+ Tổ chức bán đấu giá các trụ sở dôi dư, không sử dụng để bổ sung kinh phí cho địa phương theo quy định, bảo đảm đơn giản thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tránh gây lãng phí, giảm giá trị do hư hỏng, thất thoát tài sản.
- Cân đối, bố trí nguồn ngân sách để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục giao sử dụng đáp ứng yêu cầu hoạt động của ĐVHC hình thành sau sắp xếp, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương; hạn chế đầu tư xây dựng trụ sở mới để ưu tiên nguồn lực cho việc ổn định, kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội; tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn các ĐVHC vừa thực hiện sắp xếp, nhất là ở những nơi chưa bảo đảm tự cân đối được ngân sách nhà nước.
III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện:
Căn cứ lộ trình quy định tại Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ; thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 25/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 424/KH-UBND ngày 26/9/2023 về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025, với các mốc thời gian cụ thể như sau:
1.1. Năm 2023: Tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục các bất cập trong công tác sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019-2021; triển khai các nhiệm vụ làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; xây dựng Phương án tổng thể trình Bộ Nội vụ.
1.2. Năm 2024: Hoàn thiện Phương án tổng thể sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, tổ chức thực hiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; tổ chức triển khai và thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh; kiện toàn tổ chức bộ máy; giải quyết chế độ, chính sách dôi dư và áp dụng các chế độ, chính sách đặc thù của ĐVHC sau sắp xếp.
1.3. Năm 2025: Tổ chức sơ kết việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện:
Kính phí dự kiến thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025 là: 22.349.713.000 đồng, trong đó bao gồm:
2.1. Chi phí xây dựng Đề án (xây dựng Đề án mở rộng thành phố Hà Tĩnh, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã, chi phí biên tập bản đồ…): 13.553.159.000 đồng.
2.2. Các chi phí khác liên quan trong quá trình xây dựng đề án (hoạt động của Ban Chỉ đạo, các chi phí phục vụ làm việc với các cơ quan liên quan,…): 494.900.000 đồng.
2.3. Chi phí khác (lập dự toán, tuyên truyền vận động, lấy ý kiến cử tri…): 7.038.339.000 đồng.
2.4. Chi phí dự phòng: 1.054.319.000 đồng.
IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC:
1.1. Đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp xã: thực hiện theo Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và các văn bản hướng dẫn của các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
1.2. Đối với tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
1.3. Đối với các cơ quan thuộc HĐND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
1.4. Đối với các tổ chức hành chính thuộc cấp tỉnh được tổ chức theo ĐVHC cấp huyện và tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp huyện: thực hiện theo quy định của Luật chuyên ngành, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và quy định tại Nghị định số 158/2018/NĐ-CP nêu trên.
1.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật chuyên ngành, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
1.6. Lộ trình thực hiện: Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
2.1. Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp phải đảm bảo thống nhất về cơ cấu, số lượng; đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC mới hình thành, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận những vị trí công việc tại các ĐVHC mới gắn với chuẩn bị nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2.2. Tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp: thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
2.3. Rà soát, điều chỉnh: (i) Chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức và chỉ tiêu số lượng người làm việc (biên chế viên chức) đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị tại ĐVHC cấp huyện hình thành sau sắp xếp trong phạm vi chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền giao giai đoạn 2022-2026 (Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ khối trực thuộc trung ương giai đoạn 2022-2026); (ii) Biên chế cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, bảo đảm phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Kế hoạch của địa phương.
2.4. Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nêu trên, xác định rõ số cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã và số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư (bao gồm cả người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) để giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, trong đó:
a) Việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị: thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019); Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; Nghị định số 115/2020/NĐ- CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
2.4.2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưởng chế độ thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý quyết định thực hiện chính sách, chế độ như sau: (i) Nếu thuộc đối tượng tinh giản biên chế thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế; (ii) Nếu không thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP thì thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Ngoài các chế độ, chính sách theo quy định tại các Nghị định nêu trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
2.5. Lộ trình thực hiện: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và các văn bản liên quan.
V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu sử dụng để có phương án bố trí, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tránh lãng phí trụ sở làm việc, tài sản, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện có của các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp đảm bảo thuận lợi cho người dân. Trên cơ sở đó, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp trụ sở, tài sản công như đã nêu ở trên.
2. Lộ trình thực hiện: theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
VI. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP
Rà soát, lập danh sách các ĐVHC cấp xã hiện đang hưởng chế độ, chính sách đặc thù trên địa bàn và xác định lộ trình rà soát, đánh giá việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của ĐVHC hình thành sau sắp xếp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù theo quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19 của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh:
Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tại địa phương giai đoạn 2023-2030 theo quy định của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của ban, bộ, ngành Trung ương. Cho ý kiến về phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.
2. Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC tỉnh Hà Tĩnh:
Tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng phương án tổng thể, đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, gắn với mở rộng địa giới ĐVHC của thành phố Hà Tĩnh và sắp xếp các huyện liền kề; tham mưu cụ thể lộ trình thực hiện các phần việc đảm bảo tiến độ, hiệu quả; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. UBND tỉnh Hà Tĩnh:
3.1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, trong đó xác định cụ thể về lộ trình, tiến độ, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các sở, ngành, cơ quan và địa phương trong sắp xếp ĐVHC theo đúng quy định.
3.2. Chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong các quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác có liên quan.
3.3. Tổ chức xây dựng phương án tổng thể, đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án; trình HĐND tỉnh thông qua đề án theo quy định.
3.4. Tổ chức sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương thuộc khối chính quyền; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp;
3.5. Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội của ĐVHC đô thị sau sắp xếp.
3.6. Chỉ đạo, tổ chức sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh:
Hướng dẫn công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030; phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với những ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện việc sắp xếp.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh:
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông của tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, mục đích của việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã để cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh biết, thống nhất thực hiện.
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh:
6.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện việc sắp xếp ĐVHC huyện, cấp xã.
6.2. Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp.
6.3. Tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
7. Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025: chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã đảm bảo đúng quy định, lộ trình, tiến độ thời gian theo yêu cầu; tham gia và có ý kiến về Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương được phân công phụ trách.
8. Sở Nội vụ, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh:
8.1. Làm đầu mối giúp Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
8.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh Hà Tĩnh việc triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh: (i) xây dựng phương án tổng thể, đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; (ii) tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án; thông qua đề án theo quy định; (iii) sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương thuộc khối chính quyền; (iv) sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; (iv) định kỳ tổng hợp báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh các giải pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả việc sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh.
8.3. Kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các địa phương, đơn vị khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
8.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh giao.
9. Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh:
9.1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch đô thị đối với các ĐVHC đô thị dự kiến thành lập; đề xuất các biện pháp để bảo đảm và tiếp tục nâng cao chất lượng đô thị sau khi thực hiện việc sắp xếp.
9.2. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương việc thực hiện phân loại đô thị (đối với phường, thành phố mở rộng), việc thực hiện đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đối với phường khi thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị.
9.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh giao.
10. Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh:
10.1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu phương án sử dụng hiệu quả trụ sở, quản lý tài sản công tại các ĐVHC hình thành sau sắp xếp.
10.2. Hướng dẫn các cơ quan, địa phương lập dự toán phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã.
10.3. Chủ trì thẩm định, tổng hợp kinh phí của các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của trung ương, của tỉnh khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã.
10.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh giao.
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh:
11.1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu xây dựng hoặc điều chỉnh phê duyệt Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
11.2. Rà soát, hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và tham mưu UBND tỉnh về các dự án đầu tư công tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp (xây dựng, sửa chữa trụ sở chính quyền, trường học, trạm y tế...).
11.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh giao.
12. Giám đốc (Thủ trưởng) sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh Hà Tĩnh căn cứ nhiệm vụ được giao và theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện.
13. UBND cấp huyện; UBND cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh
13.1. Tổ chức triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC tại địa phương đảm bảo đúng quy định, lộ trình theo quy định.
13.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc và các nội dung khác của Đề án tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
13.3. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện bố trí, sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy thuộc cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại ĐVHC xã mới đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tiễn của địa phương.
13.4. Chủ động, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp. Tập trung thực hiện các giải pháp để xử lý số cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư.
13.5. Bảo đảm nguồn kinh phí để triển khai thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã.
13.6. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi địa giới ĐVHC do sắp xếp, bảo đảm thủ tục chuyển đổi phải đơn giản, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chuyển đổi.
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15; Nghị quyết số 117/NQ-CP; Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 25/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, các Kết luận của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc, quy định của Trung ương; đã xem xét, cân nhắc, đánh giá khách quan, toàn diện, kỹ lưỡng nhiều mặt, phù hợp với tình thực thực tiễn của từng địa phương, tính tổng thể chung của Tỉnh. Đề án đã qua nhiều bước lấy ý kiến tại địa phương, cơ sở, được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, thống nhất thông qua và đã tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương.
2. Kiến nghị, đề xuất:
2.1. Đề nghị Chính phủ đồng ý với các nội dung của Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Tỉnh Hà Tĩnh là địa phương còn nhiều khó khăn, giai đoạn 2019 - 2021 đã thực hiện sắp xếp với số lượng lớn, giai đoạn 2023-2030 cũng phải sắp xếp số lượng lớn; đề nghị Chính phủ quan tâm, có chính sách hỗ trợ đầu tư nguồn lực cho các đơn vị mới thành lập sau sắp xếp, nhất là các chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện các thiết chế văn hóa nhằm bảo đảm các đơn vị mới thành lập có điều kiện thuận lợi hơn trước.
Sớm cân đối, hỗ trợ nguồn kinh phí để Tỉnh có đủ nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025.
*
* *
Trên đây là Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh kính trình Chính phủ tổng hợp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.
Phụ lục 2 - 1A
TỈNH HÀ TĨNH
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025)
TT |
Tên ĐVHC |
Khu vực miền núi, vùng cao |
Khu vực hải đảo |
Dân tộc thiểu số |
Yếu tố đặc thù khác |
Diện tích tự nhiên |
Quy mô dân số |
Số ĐVHC cấp xã trực thuộc |
|
|
|
|
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Diện tích (km2) |
Tỷ lệ (%) |
Tổng số
(người) |
Tỷ lệ (%) |
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
I |
Các huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
760.28 |
168.95 |
144,194 |
120.16 |
20 |
|
|
2 |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
637.04 |
141.56 |
188,675 |
157.23 |
23 |
|
|
3 |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
353.57 |
78.57 |
172,071 |
143.39 |
22 |
|
|
4 |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
116.97 |
25.99 |
105,094 |
87.58 |
12 |
|
|
5 |
Huyện Can Lộc |
|
|
|
|
|
302.13 |
67.14 |
164,834 |
137.36 |
18 |
|
|
6 |
Huyện Nghi Xuân |
|
|
|
|
|
222.51 |
49.45 |
125,805 |
104.84 |
17 |
|
|
7 |
Huyện Đức Thọ |
|
|
|
|
|
203.50 |
45.22 |
129,047 |
107.54 |
16 |
|
|
8 |
Huyện Hương Sơn |
|
|
|
|
|
1,096.80 |
243.73 |
143,713 |
119.76 |
25 |
|
|
9 |
Huyện Vũ Quang |
|
|
|
|
|
637.66 |
141.70 |
36,032 |
30.03 |
10 |
|
|
10 |
Huyện Hương Khê |
|
|
|
|
|
1,262.94 |
280.65 |
127,480 |
106.23 |
21 |
|
|
II |
Thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
56.55 |
37.70 |
123,121 |
82.08 |
15 |
|
|
III |
Các thị xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thị xã Hồng Lĩnh |
|
|
|
|
|
58.97 |
29.49 |
47,203 |
47.20 |
6 |
|
|
2 |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
285.54 |
142.77 |
94,762 |
94.76 |
11 |
|
|
Ghi chú:
- Cột 6: Liệt kê các yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
- Cột 7: Diện tích tự nhiên được xác định theo số liệu thống kê đất đai được cấp có thẩm quyền công bố, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.
- Cột 9: Quy mô dân số gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 được tính đến thời điểm ngày 31/12/2022.
Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030 được tính đến thời điểm ngày 31/12/2025.
Phụ lục 2- 1B
TỈNH HÀ TĨNH
THỐNG KÊ ĐVHC CẤP HUYỆN THUỘC DIỆN SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025)
TT |
Tên ĐVHC |
Khu vực miền núi, vùng cao |
Khu vực hải đảo |
Dân tộc thiểu số |
Yếu tố đặc thù khác |
Diện tích tự nhiên |
Quy mô dân số |
Số ĐVHC cấp xã trực thuộc |
|
|
|
|
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Diện tích (km2) |
Tỷ lệ (%) |
Tổng số
(người) |
Tỷ lệ (%) |
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
1 |
Thị xã Hồng Lĩnh |
|
|
|
|
|
58.97 |
29.49 |
47,203 |
47.20 |
6 |
|
|
Ghi chú:
- ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Cột 6: Liệt kê các yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
- Cột 7: Diện tích tự nhiên được xác định theo số liệu thống kê đất đai được cấp có thẩm quyền công bố, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.
- Cột 9: Quy mô dân số gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 được tính đến thời điểm ngày 31/12/2022.
Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030 được tính đến thời điểm ngày 31/12/2025.
Phụ lục 2- 1C
TỈNH HÀ TĨNH
THỐNG KÊ ĐVHC CẤP HUYỆN THUỘC DIỆN KHUYẾN KHÍCH SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025)
TT |
Tên ĐVHC |
Khu vực miền núi, vùng cao |
Khu vực hải đảo |
Dân tộc thiểu số |
Yếu tố đặc thù khác |
Diện tích tự nhiên |
Quy mô dân số |
Số ĐVHC cấp xã trực thuộc |
|
|
|
|
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Diện tích (km2) |
Tỷ lệ (%) |
Tổng số
(người) |
Tỷ lệ (%) |
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
I |
Các huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
637.04 |
141.56 |
188,675 |
157.23 |
23 |
|
|
2 |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
353.57 |
78.57 |
172,071 |
143.39 |
22 |
|
|
3 |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
116.97 |
25.99 |
105,094 |
87.58 |
12 |
|
|
II |
Thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
56.55 |
37.70 |
123,121 |
82.08 |
15 |
|
|
Ghi chú:
- ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 căn cứ theo khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Cột 6: Liệt kê các yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
- Cột 7: Diện tích tự nhiên được xác định theo số liệu thống kê đất đai được cấp có thẩm quyền công bố, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.
- Cột 9: Quy mô dân số gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 được tính đến thời điểm ngày 31/12/2022.
Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030 được tính đến thời điểm ngày 31/12/2025.
Phụ lục 2- 2A
TỈNH HÀ TĨNH
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025)
TT |
Tên ĐVHC |
Thuộc ĐVHC cấp huyện |
Khu vực miền núi, vùng cao |
Khu vực hải đảo |
Dân tộc thiểu số |
Yếu tố đặc thù khác |
Diện tích tự nhiên |
Quy mô dân số |
|
|
|
|
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Diện tích (km2) |
Tỷ lệ (%) |
Tổng số
(người) |
Tỷ lệ (%) |
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
I |
CÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xã Đồng Môn |
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
8.93 |
29.75 |
8,287 |
103.59 |
|
|
2 |
Xã Thạch Bình |
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
3.87 |
12.88 |
3,405 |
42.56 |
|
|
3 |
Xã Thạch Hạ |
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
7.97 |
26.57 |
8,561 |
107.01 |
|
|
4 |
Xã Thạch Hưng |
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
4.67 |
15.57 |
5,016 |
62.70 |
|
|
5 |
Xã Thạch Trung |
Thành phố Hà Tĩnh |
|
|
|
|
|
6.15 |
20.49 |
11,976 |
149.70 |
|
|
6 |
Xã Thuận Lộc |
Thị xã Hồng Lĩnh |
|
|
|
|
|
7.42 |
24.72 |
4,883 |
61.04 |
|
|
7 |
Xã Kỳ Hà |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
10.06 |
33.52 |
7,323 |
91.54 |
|
|
8 |
Xã Kỳ Hoa |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
32.33 |
107.77 |
6,108 |
76.35 |
|
|
9 |
Xã Kỳ Lợi |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
21.34 |
71.15 |
12,896 |
161.20 |
|
|
10 |
Xã Kỳ Nam |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
17.92 |
59.72 |
2,885 |
36.06 |
|
|
11 |
Xã Kỳ Ninh |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
21.78 |
72.60 |
8,205 |
102.56 |
|
|
12 |
Xã Kỳ Bắc |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
19.94 |
66.48 |
6,169 |
77.11 |
|
|
13 |
Xã Kỳ Châu |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
1.98 |
6.61 |
4,212 |
52.65 |
|
|
14 |
Xã Kỳ Đồng |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
13.94 |
46.45 |
6,761 |
84.51 |
|
|
15 |
Xã Kỳ Giang |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
17.99 |
59.98 |
6,563 |
82.04 |
|
|
16 |
Xã Kỳ Hải |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
7.53 |
25.10 |
4,526 |
56.58 |
|
|
17 |
Xã Kỳ Khang |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
26.76 |
89.21 |
14,232 |
177.90 |
|
|
18 |
Xã Kỳ Lạc |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
108.34 |
361.13 |
4,480 |
56.00 |
|
|
19 |
Xã Kỳ Phong |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
30.06 |
100.20 |
8,918 |
111.48 |
|
|
20 |
Xã Kỳ Phú |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
15.72 |
52.41 |
11,438 |
142.98 |
|
|
21 |
Xã Kỳ Sơn |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
90.78 |
302.61 |
8,067 |
100.84 |
|
|
22 |
Xã Kỳ Tân |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
40.95 |
136.52 |
9,904 |
123.80 |
|
|
23 |
Xã Kỳ Tây |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
78.29 |
260.97 |
7,352 |
91.90 |
|
|
24 |
Xã Kỳ Thọ |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
17.22 |
57.40 |
4,077 |
50.96 |
|
|
25 |
Xã Kỳ Thư |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
4.87 |
16.24 |
5,158 |
64.48 |
|
|
26 |
Xã Kỳ Thượng |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
127.63 |
425.42 |
7,730 |
96.63 |
|
|
27 |
Xã Kỳ Tiến |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
17.09 |
56.95 |
7,558 |
94.48 |
|
|
28 |
Xã Kỳ Trung |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
33.12 |
110.39 |
2,162 |
27.03 |
|
|
29 |
Xã Kỳ Văn |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
24.34 |
81.12 |
8,220 |
102.75 |
|
|
30 |
Xã Kỳ Xuân |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
22.93 |
76.45 |
8,417 |
105.21 |
|
|
31 |
Xã Lâm Hợp |
Huyện Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
60.79 |
202.64 |
8,250 |
103.13 |
|
|
32 |
Xã Cẩm Bình |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
10.86 |
36.21 |
6,784 |
84.80 |
|
|
33 |
Xã Cẩm Duệ |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
12.79 |
42.64 |
8,969 |
112.11 |
|
|
34 |
Xã Cẩm Dương |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
15.28 |
50.92 |
6,688 |
83.60 |
|
|
35 |
Xã Cẩm Hà |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
6.11 |
20.37 |
5,826 |
72.83 |
|
|
36 |
Xã Cẩm Hưng |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
20.44 |
68.15 |
7,828 |
97.85 |
|
|
37 |
Xã Cẩm Lạc |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
38.26 |
127.54 |
7,648 |
95.60 |
|
|
38 |
Xã Cẩm Lĩnh |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
17.44 |
58.14 |
6,850 |
85.63 |
|
|
39 |
Xã Cẩm Lộc |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
5.94 |
19.79 |
5,794 |
72.43 |
|
|
40 |
Xã Cẩm Minh |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
28.58 |
95.26 |
5,517 |
68.96 |
|
|
41 |
Xã Cẩm Mỹ |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
162.36 |
541.19 |
6,932 |
86.65 |
|
|
42 |
Xã Cẩm Nhượng |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
3.01 |
10.04 |
11,809 |
147.61 |
|
|
43 |
Xã Cẩm Quan |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
57.85 |
192.83 |
9,664 |
120.80 |
|
|
44 |
Xã Cẩm Quang |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
9.60 |
32.00 |
7,815 |
97.69 |
|
|
45 |
Xã Cẩm Sơn |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
49.03 |
163.42 |
5,919 |
73.99 |
|
|
46 |
Xã Cẩm Thạch |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
18.42 |
61.42 |
7,570 |
94.63 |
|
|
47 |
Xã Cẩm Thành |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
10.99 |
36.65 |
9,279 |
115.99 |
|
|
48 |
Xã Cẩm Thịnh |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
77.24 |
257.47 |
8,114 |
101.43 |
|
|
49 |
Xã Cẩm Trung |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
9.34 |
31.13 |
6,611 |
82.64 |
|
|
50 |
Xã Cẩm Vịnh |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
7.42 |
24.73 |
5,444 |
68.05 |
|
|
51 |
Xã Nam Phúc Thăng |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
23.27 |
77.57 |
14,715 |
183.94 |
|
|
52 |
Xã Yên Hòa |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
23.00 |
76.66 |
10,880 |
136.00 |
|
|
53 |
Xã Đỉnh Bàn |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
21.89 |
72.95 |
8,671 |
108.39 |
|
|
54 |
Xã Lưu Vĩnh Sơn |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
41.00 |
136.67 |
15,390 |
192.38 |
|
|
55 |
Xã Nam Điền |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
47.18 |
157.26 |
9,377 |
117.21 |
|
|
56 |
Xã Ngọc Sơn |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
19.65 |
65.50 |
3,077 |
38.46 |
|
|
57 |
Xã Tân Lâm Hương |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
20.60 |
68.65 |
18,238 |
227.98 |
|
|
58 |
Xã Thạch Đài |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
10.63 |
35.42 |
7,467 |
93.34 |
|
|
59 |
Xã Thạch Hải |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
13.97 |
46.58 |
4,144 |
51.80 |
|
|
60 |
Xã Thạch Hội |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
10.73 |
35.77 |
6,281 |
78.51 |
|
|
61 |
Xã Thạch Kênh |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
9.78 |
32.61 |
5,610 |
70.96 |
|
|
62 |
Xã Thạch Khê |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
10.46 |
34.87 |
4,596 |
57.45 |
|
|
63 |
Xã Thạch Lạc |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
11.09 |
36.95 |
6,329 |
79.11 |
|
|
64 |
Xã Thạch Liên |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
8.62 |
28.72 |
6,245 |
78.06 |
|
|
65 |
Xã Thạch Long |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
5.74 |
19.14 |
7,200 |
90.00 |
|
|
66 |
Xã Thạch Ngọc |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
12.09 |
40.30 |
4,994 |
62.43 |
|
|
67 |
Xã Thạch Sơn |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
10.50 |
35.01 |
6,450 |
80.63 |
|
|
68 |
Xã Thạch Thắng |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
8.67 |
28.91 |
5,694 |
71.18 |
|
|
69 |
Xã Thạch Trị |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
11.99 |
39.96 |
6,000 |
75.00 |
|
|
70 |
Xã Thạch Văn |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
10.85 |
36.16 |
6,124 |
76.55 |
|
|
71 |
Xã Thạch Xuân |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
25.35 |
84.50 |
6,191 |
77.39 |
|
|
72 |
Xã Tượng Sơn |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
7.84 |
26.14 |
5,424 |
67.80 |
|
|
73 |
Xã Việt Tiến |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
20.01 |
66.70 |
11,717 |
146.46 |
|
|
74 |
Xã Bình An |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
9.28 |
30.94 |
9,585 |
119.81 |
|
|
75 |
Xã Hộ Độ |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
6.46 |
21.53 |
8,999 |
112.49 |
|
|
76 |
Xã Hồng Lộc |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
21.19 |
70.64 |
9,969 |
124.61 |
|
|
77 |
Xã Ích Hậu |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
9.17 |
30.58 |
8,948 |
111.85 |
|
|
78 |
Xã Mai Phụ |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
5.74 |
19.15 |
6,592 |
82.40 |
|
|
79 |
Xã Phù Lưu |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
8.42 |
28.08 |
7,040 |
88.00 |
|
|
80 |
Xã Tân Lộc |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
12.59 |
41.95 |
6,987 |
87.34 |
|
|
81 |
Xã Thạch Châu |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
7.44 |
24.81 |
7,774 |
97.18 |
|
|